Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP ngoại thương, chi nhánh quảng bình (Trang 50 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam

triển khai các dịch vụ thanh toán tiền điện, nƣớc, điện thoại với các khách hàng tổ chức, cá nhân thông qua việc trích nợ tự động từ tài khoản thanh toán...

Những hoạt động dịch vụ này không chỉ tạo ra tiện ích cho xã hội mà còn góp phần nâng tầm của hoạt động ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG- CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.2.1. Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình Nam - Chi nhánh Quảng Bình

a. Phân tích môi trường vĩ mô

+ Môi trường kinh tế

Kinh tế Quảng Bình đã đạt đƣợc những thành tựu nổi bật, có bƣớc phát triển mạnh mẽ, duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, ổn định, từng bƣớc tạo lập các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tổng giá trị sản phẩm nội tỉnh liên tục tăng, tính chung tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 1990-2013 tăng 8,8%/năm, đây là mức tăng trƣởng khá so với khu vực và bình quân chung của cả nƣớc. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng từ 14 tỷ đồng năm 1990 lên 853 tỷ đồng năm 2009 và năm 2014 đạt 2.108 tỷ đồng, tăng bình quân 22,4%/năm.

Sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao và ổn định, nhiều lĩnh vực đạt trình độ trung bình của khu vực, một số sản phẩm có tính cạnh

tranh và đã có chỗ đứng trên thị trƣờng; bƣớc đầu xác lập đƣợc các ngành công nghiệp chủ lực làm nền tảng phát triển kinh tế nhƣ ngành công nghiệp điện, sản xuất VLXD, chế biến gỗ, nông sản, đồ uống và may mặc. Ngành công nghiệp đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế mới, dần ổn định; từng bƣớc cơ cấu lại sản xuất, đổi mới công nghệ. Đặc biệt những năm gần đây, nhiều dự án công nghiệp quy mô lớn đƣợc đầu tƣ, đƣa vào sản xuất. Đã hình thành và phát triển mạnh mẽ các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Toàn tỉnh có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.029,37ha. Hơn 40 dự án đầu tƣ, với tổng số vốn đăng ký 6.426,5 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 10 cụm công nghiệp đƣợc thành lập với tổng diện tích 163ha, trong đó có 6 cụm đã và đang đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy bình quân 50%, có 56/86 dự án sản xuất đăng ký hoạt động với tổng số vốn đầu tƣ 150 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 48 tỷ, nộp ngân sách 2,5 tỷ đồng.

Bảng 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình năm 2012-2014 Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tốc độ tăng trƣởng GDP (%) 8,5 % 7,1 % 6,8 %

GDP bình quân đầu ngƣời

(ngàn đồng) 18.013 20.221 24.242

Thu ngân sách (tỷ đồng) 1.575 1.820 2.108

Số lƣợng doanh nghiệp 2.301 2.372 2.465

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình)

Các ngành dịch vụ phát triển mạnh, mạng lƣới kinh doanh thƣơng mại đƣợc mở rộng, xuống tận địa bàn khu dân cƣ, làm chức năng giao lƣu, trao đổi hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển dịch vụ du lịch, ngành du lịch đã có bƣớc tăng trƣởng nhanh về mọi mặt, khách du lịch đến Quảng Bình ngày một tăng. Đến năm

lƣợt. Chất lƣợng dịch vụ du lịch ngày càng cao, thời gian lƣu trú của khách tăng lên. Nhiều điểm du lịch, tua tuyến đƣợc đƣa vào khai thác có hiệu quả, đặc biệt du lịch mạo hiểm khám phá hang Sơn Đoòng mang đẳng cấp quốc tế. Tờ The New YorkTimes, một trong những tờ báo uy tín hàng đầu của Mĩ đã bình chọn Quảng Bình vào top 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2014; đứng ở vị trí thứ 8/52 điểm đến và đứng 1/12 điểm đến trong khu vực châu Á.

Với sự phát triển của ngành công nghiệp, du lịch đã kéo theo nhiều dịch vụ đƣợc ra đời, thu nhập dân cƣ đƣợc nâng cao tạo điều kiện huy động nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ để phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những thuận lợi đó thì Quả

khăn. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tuy đạt khá cao, nhƣng chƣa thực sự vững

chắc. ấp so với mứ

Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, kết cấu hạ tầng còn yếu kém và thiếu đồng bộ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, tiềm năng, lợi thế chƣa đƣợc phát huy đúng mức. Một số ngành, lĩnh vực phát triển chƣa ổn định, chƣa có sự đột phá để tạo động lực thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật chƣa đáp ứng yêu cầu. Quy mô sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp, sản phẩm có giá trị gia tăng không nhiều; năng lực sản xuất mới tăng chậm. Nguồn nhân lực chƣa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đời sống nhân dân đang còn khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo, nguy cơ tái nghèo còn cao.

Nhìn chung, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng tăng trên đại bàn tỉnh Quảng Bình. Khách hàng ngày càng có nhiều cân nhắc và lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ nên đòi hỏi ngân hàng không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn.

+ Môi trường pháp lý

Môi trƣờng pháp lý đối với ngành ngân hàng ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những thay đổi, chuyển biến sâu sắc, từng bƣớc đƣợc xây dựng và hoàn thiện. Chính phủ và NHNN đã thông qua nhiều Luật, quy chế liên quan đến hoạt động ngân hàng ngày càng thông thoáng và linh hoạt hơn đã tạo điều kiện cho các ngân hàng có đƣợc sự tự chủ nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã đề ra những điều Luật, chính sách tạo điều kiện cho các ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng hóa sản phẩm hơn.

Các NHTM đã đƣợc đổi mới, nâng cao hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán nội bộ, rà soát, kiện toàn bộ máy, sắp lại hệ thống mạng lƣới, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh; từng bƣớc định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cƣờng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng.

Bốn điểm sáng nổi bật hỗ trợ tốt cho sự phát triển và tạo ra nhiều triển vọng cho hoạt động của hệ thống các NHTM trong năm 2015, bốn điểm nổi bật đó bao gồm: Chỉ thị 02 của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) về quyết tâm xử lý nợ xấu, cải tiến hoạt động của VAMC, mạnh mẽ tiến hành sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng (M&A) và lãi suất cho vay tiếp tục giảm. Với việc giảm lãi suất huy động và tín dụng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng chi nhánh Quảng Bình trong những năm gần đây.

+ Điều kiện tự nhiên

Quảng Bình có bờ biển dài thuận lợi cho việc phát triển thủy sản. Chính vì vậy, trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình có nhiều doanh nghiệp, cá nhân chuyên kinh doanh thủy hải sản và kiếm đƣợc một nguồn lợi nhuận đáng kể. Bên

cạnh đó, Quảng Bình có nhiều mỏ nguyên liệu trữ lƣợng lớn phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, sành sứ, đất sét.

Tuy nhiên, ở vị trí địa lý luôn phải gánh chịu những cơn bão, lũ lụt vào mùa mƣa và chịu nắng nóng, hạn hán vào mùa hè cũng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của dân cƣ.

b. Phân tích môi trường vi mô

+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay tại tỉnh Quảng Bình ngoài Chi nhánh Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển, có 12 tổ chức tín dụng đang hoạt động với mạng lƣới nhƣ sau:

Bảng 2.3 .Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

STT Tên tổ chức tín dụng Số phòng giao dịch/ trụ sở

1 Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Bình 23

2 Ngân hàng Đầu Tƣ Quảng Bình 7

3 Ngân hàng Đầu Tƣ Bắc Quảng Bình 7

4 Ngân hàng Công thƣơng Quảng Bình 6

5 VP Bank 6

6 Sacombank Quảng Bình 6

7 Ngân hàng Hợp tác xã 5

8 Ngân hàng Ngoại thƣơng Quảng Bình 4

9 Ngân hàng Bắc Á 2

10 Ngân hàng Hàng Hải 2

11 Ngân hàng Á Châu 1

12 Ngân hàng Liên Việt 1

Tổng cộng 70

Căn cứ vào quy mô, thị phần, 12 Ngân hàng TMCP trên địa bàn đƣợc phân cấp thành 03 nhóm cụ thể nhƣ sau:

Nhóm I gồm 2 ngân hàng BIDV, Agribank: với hơn 30 năm hoạt động

trên địa bàn, hai ngân hàng này có các lợi thế sau:

+ Quy mô lớn, thị phần hai ngân hàng này chiếm hơn 50% thị phần huy động vốn và cho vay.

+ Thiết lập đƣợc hệ thống mạng lƣới ở tất các các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Thiết lập hệ thống các khách hàng lớn, uy tín trong tỉnh.

+ Đội ngũ cán bộ nhân viên có bề dày kinh nghiệm, trải nghiệm từ lãnh đạo đến cán bộ.

+ Riêng ngân hàng Nông nghiệp đƣợc thừa hƣởng lợi thế của hệ thống về lƣợng vốn ủy thác giá rẻ và chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn.

+ Nhờ có bề dày hoạt động và năng lực tài chính nên có nhiều lợi thế trong cạnh tranh về giá, thu hút đƣợc khách hàng ngày càng nhiều.

+ Ngân hàng Đầu tƣ Quảng Bình là Chi nhánh đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và là một trong 19 Chi nhánh chủ lực của toàn hệ thống BIDV, đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển và đƣợc giao quyền phán quyết cao, đƣợc Ngân hàng Đầu tƣ Trung ƣơng quan tâm ƣu đãi các chính sách.

Hai ngân hàng này có những sản phẩm huy động với chính sách ƣu đãi và khuyến mãi với nhiều cơ hội trúng thƣởng với mức thƣởng nhỏ nhƣng phù hợp địa bàn còn khó khăn nhƣ Quảng Bình so với các sản phẩm của Vietcombank.

Nhóm II gồm 5 tổ chức tín dụng là Vietcombank, Vietinbank, BIDV Bắc

Quảng Bình, Sacombank, Ngân hàng Hợp tác: là những ngân hàng đƣợc thành

lập từ 5 - 10 năm, quy mô từ 1.000 - 1.300 tỷ nguồn vốn cũng nhƣ dƣ nợ

- BIDV Bắc Quảng Bình đƣợc thành lập trên 50 năm, là Chi nhánh cấp I duy nhất trên địa bàn Huyện Quảng Trạch và quy mô hoạt động lan ra huyện lân

cận là Bố Trạch và Tuyên Hóa nên rất có lợi thế so với các Phòng giao dịch của các ngân hàng khác trên địa bàn;

-Vietinbank: ra đời trƣớc Vietcombank 02 năm, đến nay Vietinbank cũng đã xây dựng đƣợc mạng lƣới vững chắc, và mục tiêu định hƣớng của Vietinbank hiện nay là “ngân hàng bán lẻ” trên địa bàn.

- Sacombank có thế mạnh về hoạt động bán lẻ sớm thiết lập hệ thống quản trị phát huy hiệu quả nên chiếm thị phần về huy động cá nhân và cho vay cá nhân. Sacombank là ngân hàng cổ phần tƣ nhân nên rất năng động, thủ tục hồ sơ linh hoạt vì vậy đẩy nhanh đƣợc thời gian phục vụ khách hàng, cơ chế nội bộ theo hƣớng mở nên có thể linh hoạt trong việc chi bù lãi suất huy động, cán bộ chịu khó, len lõi đi tìm các khe hở thị trƣờng huy động vốn. Đồng thời, hệ thống cho phép cung cấp dịch vụ chứng minh tài chính nên vừa tăng đƣợc quy mô tín dụng, vừa tăng huy động vốn và thu đƣợc phí từ khách hàng.

Nhóm III gồm 5 tổ chức tín dụng VP Bank, Bắc Á, Quỹ TDNDCS, Ngân

hàng Á Châu, Ngân hàng Hàng Hải: là những ngân hàng thành lập không lâu

(dƣới 5 năm) hoạt động còn chƣa hiệu quả, chƣa có thƣơng hiệu và uy tín trên địa bàn nhƣng cũng là những đối thủ của Chi nhánh trong cạnh tranh về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm.

Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nƣớc ta cũng gặp nhiều khó khăn. Sản xuất thu hẹp, hàng hóa ứ đọng, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng đóng cửa, phá sản. Vì vậy, năm 2014 cũng là một năm có nhiều khó khăn, thách thức trên lĩnh vực tài chính ngân hàng.Nhận định tình hình đó,các ngân hàng, đặc biệt là các NHTMCP tích cực thực hiện chính sách “năng nhặt chặt bị”, tập trung vào mảng bán lẻ, trong đó cố gắng đẩy mạnh hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm.

Trong năm vửa qua đã chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Với thế mạnh về mạng lƣới, con ngƣời, các ngân hàng này

là đối thủ nặng ký của Vietcombank.

Do đó, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng nói chung và cạnh tranh về dịch vụ huy động tiền gửi tiết kiệm nói riêng diễn ra rất quyết liệt. Các ngân hàng không ngừng nỗ lực đƣa ra những sản phẩm mới với nhiều tiện ích cho khách hàng .

+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Hiện nay, các Ngân hàng đang cạnh tranh nhau một cách khốc liệt, để chiếm đƣợc thị phần trên thị trƣờng các Ngân hàng đang cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm các Chi nhánh, hay Phòng giao dich. Trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình, trong vòng 3 năm đến sẽ có thêm chi nhánh Ngân hàng Quân Đội, phòng giao dịch của Ngân hàng Đầu tƣ, Ngân hàng Liên Việt và một số ngân hàng khác.

Ngoài ra, thời gian gần đây, với sự ƣu đãi về chính sách của Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều Tổ chức Tín dụng xã. Các Tổ chức Tín dụng đƣợc hỗ trợ về lãi suất nên lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hầu nhƣ cao hơn mặt bằng chung về lãi suất so với các NHTM.

Bên cạnh đó, các công ty Bảo hiểm cũng thu hút một phần không nhỏ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh nhiều Công ty Bảo Hiểm vừa đƣợc thành lập nhƣ DAICHI-LIFE, Prudentail, AIA…

+ Khách hàng

Những năm gần đây, trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình nhiều khu công nghiệp đƣợc thành lập cũng nhƣ hoạt động du lịch phát triển mạnh đã tạo nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ lớn. Ngoài ra, dân cƣ đi làm ăn nƣớc ngoài ngày càng tăng, với ƣu thế chuyển, nhận tiền từ nƣớc ngoài mạnh hơn các Ngân hàng khác nên Chi nhánh đã tận dụng đƣợc nguồn tiền tƣ nƣớc ngoài gửi về tƣơng đối lớn.

Khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Quảng Bình hiện nay là những cá nhân trong độ tuổi từ 30-50. Đa số khách hàng gửi tiền tiết kiệm đều có nhu cầu tìm sự an toàn, khả năng sinh lãi của đồng tiền và ngoài ra

chất lƣợng dịch vụ, khả năng chăm sóc khách hàng.

+ Đối tác

Chi nhánh thực hiện rất nhiều chức năng và nhiệm vụ nên đối tác với Chi nhánh có một số lƣợng lớn (đối tác vay vốn, đối tác giao dịch, đối tác cung cấp sản phẩm phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh…) Chi nhánh đã phát triển thêm các mối quan hệ thông qua các đối tác và huy động đƣợc lƣợng lớn tiền gửi tiết kiệm.

c. Phân tích môi trường bên trong

+ Yếu tố nhân sự

Con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất, giữ vai trò chủ yếu trong thành công hay thất bại của ngân hàng. Hiện nay tỷ lệ tốt nghiệp đại học và trên đại học ở Vietcombank là 87%, BIDV là 75%, Agribank là 43%, Vietinbank là 75%. Đến thời điểm 31/12/2014, tổng số cán bộ của Chi nhánh là 89 ngƣời, độ tuổi bình quân: 31 tuổi; trình độ học vấn: 10% (09 ngƣời) trên đại học ; 77,5 % (69 ngƣời) đại học và 12,5 % (11 ngƣời) cao đẳng, trung cấp; Số cán bộ có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên trong ngành ngân hàng là 76 ngƣời.

Nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình trong thời gian qua đã và đang không ngừng đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhất là trong bối cảnh có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gởi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP ngoại thương, chi nhánh quảng bình (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)