6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH VÀ PHÁT
1.1.3. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực hành chính
a.Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với nền kinh tế
chúng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế giữa các yếu tố cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều đặc biệt cần lưu ý là trong các nguồn nhân lực nội sinh; nguồn nhân lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật thì nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh nhân tố đóng vai trò quyết định, chi phối các nhân tố khác trong quá trình tăng trưởng. Chính vì như vậy, bởi so với các nguồn lực khác thì đây là nguồn lực “Sống”, nó không chỉ làm sống lại các tư liệu sản xuất mà còn sáng tạo ra các tư liệu lao động và đối tượng lao động mới. Hơn thế nữa với nguồn lực con người là nguồn lực vô tận, nó không có giới hạn không bị cạn kiệt như các nguồn tài nguyên khác.
Ngay cả các nhân tố liên quan đến tăng trưởng kinh tế, khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị... đều xuất phát từ nguồn nhân lực con người. Nó là nguồn lực chính quyết định sự tăng trưởng bởi nguồn gốc của cải xã hội là do con người tạo ra.
Phát triển kinh tế không chỉ là sự tăng lên về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm mà còn làm thay đổi cả cơ cấu kinh tế. Nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế trước hết đó là phát triển lực lượng sản xuất trong đó nhân tố cốt lõi là nguồn lao động.
Như vậy; phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa đối với tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế. Nguồn lực con người không chỉ có ý nghĩa trong việc kết hợp các yếu tố tự nhiên, mà còn cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải có ích cho con người và xã hội. Chính vì vậy sự phát triển của một quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội đều do con người và lấy con người làm nhân tố trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững.
b. Vai trò phát triển nguồn nhân lực đối với các tổ chức, đơn vị.
Đối với tổ chức, đơn vị sử dụng lao động, phát triển nguồn nhân lực nhăm mục đích sau:
- Giúp nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trong công tác;
- Tạo ra một lực lượng lao động lành nghề và có khả năng thích nghi với những sự thay đổi trong hoạt động của tổ chức;
- Tạo điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động công vụ; - Đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức.
c. Vai trò phát triển nguồn nhân lực đối với người lao động:
- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người lao động về phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong tương lai;
- Tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức;
- Tạo sự thích ứng giữa người lao động với công việc hiện tại cũng như trong tương lai;
- Tạo ra tính chuyên nghiệp cho người lao động, có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ.
d. Vai trò phát triển nguồn nhân lực đối với địa phương:
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn cần nhiều nguồn nhân lực khác nhau nhưng nguồn nhân lực con người là nguồn nhân lực tiên quyết nhất, có tính chất quyết định, là động lực cho sự phát triển. Phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như:
- Phát triển nguồn nhân lực giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn nhân lực khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
- Thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội ngày càng hiệu quả.