6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH
1.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy
Động lực như một dạng năng lượng thúc đẩy con người hành động. Động lực xuất phát từ nhu cầu rồi đến mong muốn, các mục tiêu dẫn đến thôi
thúc thoả mãn nhu cầu, tiếp đó đến hành động để đạt được các mục tiêu và cuối cùng là thỏa mãn những mong muốn.
Động lực là việc thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc và công hiến. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực là làm cho người lao động hăng say làm việc, nâng cao hiệu quả công việc.
Việc nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực được thể hiện quả nhiều biện pháp như sau:
a. Công tác tiền lương và phúc lợi
Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hồn thành cơng việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Ngồi tiền lương thì cịn có tiền hoa hồng, tiền thưởng, các khỏan bảo hiểm, các loại trợ cấp xã hội và các loại phúc lợi gồm: các kế hoạch về hưu, y tế, an sinh xã hội, những khỏan phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại, làm việc ngoài giờ, làm việc thay ca, làm việc vào ngày lễ...
b. Các yếu tố tinh thần
Đây là yếu tố con người cần phải có và dùng nó để thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu của mình. Chính vì vậy, yếu tố tiền lương được sử dụng như là một địn bẫy để kích thích tính tích cực của người lao động.
Chính sách tiền lương hợp lý là một trong những động lực quan trọng kích thích người lao động làm việc, thúc đẩy sự phát triển của cơ quan, đơn vị.
Để chế độ tiền lương có thể trở thành động lực thúc đẩy người lao động, tổ chức cần hải: Xây dựng chính sách tiền lương hợp lý, thực hiện rõ ràng minh bạch cơng tác tiền lương, cơ sở tính lương và cơ cấu tiền lương hợ lý, hình thức trả lương phù hợp.
Yếu tố tinh thần là những yếu tố thuộc về tâm lý của con người và không thể định lượng được như: khen thưởng, tuyên dương, các yếu tố này đem lại
sự thỏa mãn về tinh thần, tạo tâm lý tin tưởng...để người lao động làm việc hăng say và sáng tạo.
Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố tinh thần là dung lợi ích tinh thần để nâng cao tính tích cực, khả năng làm việc của người lao động.
Nâng cao động lực thúc đẩy của người lao động bằng yếu tố tinh thần có ý nghĩa:
+ Đem lại sự thỏa mãn về tinh thần cho người lao động.
+ Tạo ra tâm lý tin tưởng, yên tâm, cảm giác an toàn cho người lao động. Nhờ vậy, người lao động sẽ làm việc bằng niềm hăng say và tất cả sức sang tạo của mình, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
c. Cải thiện điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất. Cần phải thay đổi tính chất cơng việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh mơi trường và thực hiện tốt các chính sách an tồn lao động.
Cải thiện điều kiện làm việc khơng có nhưng bảo vệ sức khỏe, nâng cao năng suất lao động mà còn giúp thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.
Các tiêu chí đánh giá điều kiện làm việc của nguồn nhân lực:
+ Điều kiện, mơi trường làm việc của người lao động có tốt hay khơng. + Mọi người trong tổ chức có đồn kết, gắn bó với nhau khơng.
d. Sự thăng tiến hợp lý
Thăng tiến có nghĩa là đạt được một vị trí cao hơn trong tậ thể. Người được thăng tiến sẽ có được sự thừa nhận, sự quý nể của nhiều người.
Một người cán bộ cơng chức giỏi bao giờ cũng có tinh thần cầu tiến vì vậy cần vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp cho họ, đồng thời lên
chương trình đào tạo phù hợp đi kèm. Họ sẽ nỗ lực làm việc để tìm kiếm một vị trí khá hơn trong sự nghiệp của mình.
Các tiêu chí đánh giá động lực thúc đẩy nguồn nhân lực:
- Thực hiện công bằng, minh bạch công tác chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi xã hội;
- Thực hiện hợp lý các chính sách về đề bạt, bố trí cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghề nghiệp;
- Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc.