Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính huyện xamakhixay, tỉnh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào001 (Trang 34 - 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HÀNH CHÍNH

1.2.2. Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động là kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ năng, kiến thức đặc thù cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác.

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là nâng cao kiến thức cho một chuyên ngành, một nghề nghiệp nhất định. Nâng cao kiến thức thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo là chủ yếu.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được hiểu là hệ thống thông tin, hiểu biết và cách thức tổ chức, sử dụng các thông tin mà người lao động có được

hoặc do từng trải hoặc nhờ học tập, bao gồm:

- Kiến thức tổng hợp: Những hiểu biết chung về thế giới;

- Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật: Hay còn gọi là kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực đặc trưng như kế toán, tài chính, nhân sự

- Kiến thức đặc thù: Những kiến thức đặc trưng mà người lao động trực tiếp tham gia hoặc được đào tạo.

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực, tổ chức cần: - Tiến hành các loại hình đào tạo cho đội ngũ nhân viên.

- Phân bổ nhân viên hợp lý, làm việc đúng chuyên ngành tạo được sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động và công việc.

- Xem xét mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động.

Các tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực: Sự gia tăng về số lượng lao động đã qua đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ như: trình độ đại học,cao đẳng,trung cấp. Tỷ lệ của từng chuyên môn nghiệp vụ (đại học, cao đẳng, trung cấp) trong tổng số. Tốc độ tăng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lạo động;sự gia tăng về số lượng lao động được đào tạo so với lực lượng lao động đang làm việc.

Các tiêu chí đánh giá năng lực trình độ công chức hành chính nhà nước:

- Tiêu chí về trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là mức độ học vấn giáo dục mà công chức đạt được. Hiện nay, trình độ văn hóa của công chức của Lào được phân thành 3 cấp với mức độ khác nhau từ thấp đến cao: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

- Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức là trình độ được đào tạo qua các trường lớp có văn bằng chuyên môn phù hợp với nhu cầu của công việc. Trình độ chuyên môn đào tạo ứng với hệ thống văn bằng hiện nay và được chia thành các trình độ

như: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Tuy nhiên, khi xem xét về trình độ chuyên môn của công chức cần phải lưu ý đến sự phù hợp giữa chuyện môn đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc.

- Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của công chức, phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực thi công vụ. Công chức hành chính nhà nước cần có những kỹ năng quản lý tương ứng với nhiệm vụ được giao để thực hiện vai trò, nhiệm vụ của công chức. Kỹ năng nghề nghiệp gồm có ba nhóm kỹ năng như:

Nhóm thứ 1: Kỹ năng kỹ thuật, liên quan đến khả năng nắm vững các phương pháp sử dụng các phương tiện, công cụ cũng như kiến thức về một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Nhóm thứ 2: Các kỹ năng quan hệ, liên quan đến khả năng giao tiếp, phối hợp, chia sẻ và động viên, thu hút người khác với tư cách cá nhân hoặc nhóm.

Nhóm thứ 3: Kỹ năng tổng hợp, tư duy chiến lược. Công chức có khả năng tổng hợp và tư duy trong công việc một cách linh hoạt để vận dụng vào thực tiễn. Điều này liên quan đến khả năng nhìn nhận tổ chức như một thể thống nhất và sự phát triển của các lĩnh vực, hiểu được mối quan hệ phụ thuộc giữa các bộ phận này sẽ ảnh hưởng tới bộ phận, lĩnh vực khác ra sao.

- Tiêu chí về kinh nghiệm công tác: Kinh nghiệp công tác là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức. Kinh nghiệm là những vốn kiến thức thực tế mà công chức tích lũy được trong thực tiễn công tác. Kinh nghiệm là kết quả được hình thành trong hoạt động thực tiễn. Chính kinh nghiệm đã góp phần vào việc hình thành năng lực thực tiễn của công chức và làm tăng hiệu quả công vụ mà công chức đảm nhận. Kinh nghiệm phu thuộc vào thời gian công tác của công chức nói chung và thời gian công tác ở một cộng việc cụ

thể nào đó nói riêng của công chức. Tuy nhiên, giữa kinh nghiệm công tác và thâm niên công tác không phải hoàn toàn tuân theo quan hệ tỷ lệ thuận. Thời gian công tác chỉ là điều kiện cần cho tích lũy kinh nghiệm nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ để hình thành kinh nghiệm công tác của công chức phụ thuộc vào chính khả năng, nhận thức, phân tích, tích lũy và tổng hợp của từng công chức.

- Tiêu chí về sức khỏe: Sức khỏe của công chức được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cộng chức. Vì sức khỏe được hiểu là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố được tạo bởi bên trong và bên ngoài, thể chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực hành chính huyện xamakhixay, tỉnh attapeu, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào001 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)