7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.2. Vai trò của cho vay tiêu dùng
a.Đối với người tiêu dùng
Kinh tế phát triển, đời sống của ngƣời không ngừng đƣợc nâng cao làm cho nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng không dừng lại ở những mặt hàng giản đơn. Ngày nay nhu cầu của con ngƣời về những mặt hàng xa xỉ nhƣ ô tô, nhà cửa, du lịch… tăng cao. Điều này đặt ra cho ngƣời tiêu dùng nhu cầu về nguồn tài chính lớn. Vay tiêu dùng là dịch vụ đƣợc nhiều tổ chức tài chính khai thác bởi sự tiện lợi để giải quyết nhu cầu cấp bách của ngƣời dân. Mặt khác, hình thức tín dụng này còn làm tăng sự cạnh tranh của các nhà sản xuất với nhau làm cho họ phải chú trọng đến chủng loại mẫu mã, hàng hóa, chất lƣợng và giá cả dịch vụ. Tất cả điều này đều vì ngƣời tiêu dùng, mang lợi ích đến ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng việc đi vay vì việc làm này sẽ có thể làm ngƣời tiêu dùng mất khả năng chi trả, giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tƣơng lai.
b.Đối với NHTM
Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và sử dụng khoản tiền đó để kinh doanh thu lợi nhuận hay nói cách khác là đi vay để cho vay. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn đó theo nhiều hình thức khác nhau nhƣ cho vay, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán… trong đó khoản mục cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho các ngân hàng. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì các khoản tài trợ của ngân hàng cũng có nhiều thay đổi nhằm giúp cho ngân hàng có thể thích nghi đƣợc với các biến động của thị trƣờng.
Trong những năm gần đây, khoản mục cho vay tiêu dùng đƣợc các ngân hàng đặc biệt chú trọng. Với đặc điểm quy mô nhỏ, khối lƣợng lớn, lãi
suất cao… các khoản tín dụng tiêu dùng mang lại lợi nhuận đáng kể cho các NHTM trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay. Mặc dù cho vay tiêu dùng chứa đựng nhiều rủi ro nhƣng lại mang lại lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Ngân hàng có thể ngăn ngừa và hạn chế rủi ro bằng cách đƣa ra những quy chế cho vay chặt chẽ và thẩm định kỹ càng. Mặt khác, tài trợ cho tiêu dùng là ngân hàng gián tiếp tài trợ cho sản xuất. Khi tiêu dùng đƣợc đẩy mạnh thì hoạt động sản xuất sẽ tăng lên do vậy gia tăng nhu cầu vay kinh doanh và hoạt động cho vay kinh doanh của ngân hàng cũng đƣợc mở rộng hơn.
c.Đối với nền kinh tế
Có thể nói rằng hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, dù là trực tiếp hay gián tiếp cũng đều đƣợc hƣởng những lợi ích do hoạt động của ngân hàng mang lại. Việc ngân hàng thực hiện cho vay tiêu dùng không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời tiêu dùng mà việc cho vay này còn thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cạnh tranh của các hãng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế.
Thông qua hoạt động cho vay ngƣời tiêu dùng, các NHTM đã góp phần kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nƣớc, từ đó hỗ trợ nhà nƣớc trong việc đạt đƣợc các mục tiêu xã hội nhƣ xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống cho ngƣời dân.