7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng củaNgân hàng thƣơng mại
a.Căn cứ vào mục đích cho vay
Cho vay tiêu dùng cư trú (cho vay tiêu dùng bất đ ng sản): Là các
khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng và cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.
khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống nhƣ mua sắm phƣơng tiện đi lại, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí... Có thể thấy một số loại hình cho vay tiêu dùng thông thƣờng nhƣ:
-Cho vay du học: Là khoản cho vay đối với thân nhân của những ngƣời đi du học nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho ngƣời đi du học
-Cho vay mua phƣơng tiện đi lại: Là khoản cho vay đối với cá nhân có nhu cầu mua phƣơng tiện đi lại phục vụ cho nhu cầu cá nhân.
-Cho vay hỗ trợ tiêu dùng khác: Là các khoản vay để phục vụ cho các mục đích đa dạng khác nhƣ chữa bệnh, cƣới hỏi, đi du lịch…
b.Căn cứ vào phương thức hoàn trả
-Cho vay tiêu dùng trả góp: Theo hình thức tài trợ này, thì ngƣời đi
vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cả gốc và lãi) theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định (tháng, quý...).
-Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Là khoản vay ngắn hạn của cá nhân và
hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời hoặc mua hàng hoá có giá trị không lớn và đƣợc thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn.
-Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là hình thức cho vay tiêu dùng trong
đó ngân hàng cho phép khách hàng vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng nhất định bằng cách sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc đƣợc phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai.
c.Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ
Cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng gián tiếp đƣợc thực hiện qua sơ đồ sau:
(6)
Hình 1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng gián tiếp
(1)Ngân hàng và công ty bán lẻ kí hợp đồng mua bán nợ.
(2)Công ty bán lẻ và ngƣời tiêu dùng kí kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá.
(3)Công ty bán lẻ giao tài sản cho ngƣời tiêu dùng.
(4)Công ty bán lẻ bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân (5)Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.
(6)Ngƣời tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng
* Cho vay tiêu dùng gián tiếp có những ưu điểm:
-Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng -Cho phép ngân hàng tiết giảm đƣợc chi phí trong cho vay
- Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác
* Cho vay tiêu dùng gián tiếp có những nhược điểm:
- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với ngƣời tiêu dùng đã đƣợc bán chịu.
-Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu hàng hóa
-Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao
Công ty bán lẻ
Ngƣời tiêu dùng Ngân hàng
Cho vay tiêu dùng trực tiếp:
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng nhƣ trực tiếp thu nợ từ ngƣời này. Cho vay tiêu dùng trực tiếp đƣợc thực hiện qua sơ đồ sau:
(1)
Hình 1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trực tiếp
(1)Ngân hàng và ngƣời tiêu dùng ký hợp đồng tín dụng với nhau.
(2)Ngƣời tiêu dùng trả trƣớc nhà cung cấp một phần số tiền mua hàng hoá của mình.
(3)Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho nhà cung cấp. (4)Nhà cung cấp giao hàng hoá cho ngƣời tiêu dùng.
(5)Ngƣời tiêu dùng thanh toán khoản nợ cho ngân hàng.
* Cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm:
- Ngân hàng có thể tận dụng đƣợc sở trƣờng của nhân viên tín dụng. Những ngƣời này đƣợc đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng cho nên các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thƣờng có chất lƣợng cao hơn so với trƣờng hợp chúng đƣợc quyết định bởi những công ty bán lẻ.
- Linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyết định cho vay hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ngân hàng
- Khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có nhiều lợi thế phát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cả hai phía khách hàng lẫn ngân hàng.
Công ty bán lẻ
Ngƣời tiêu dùng Ngân hàng
d. Căn cứ vào thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản cho vay thƣờng đƣợc xác định thời hạn cụ thể ngày, tháng, năm và ghi trong hợp đồng cho vay. Hay thời hạn vay còn đƣợc hiểu là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng. Theo căn cứ này cho vay tiêu dùng đƣợc chia làm 3 loại:
-Cho vay tiêu dùng ngắn hạn: đây là hình thức cấp tín dụng có thời hạn từ 12 tháng trở xuống đƣợc sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân, hộ gia đình. Với khoản tín dụng này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong ngắn hạn mang tính tức thời.
-Cho vay tiêu dùng trung hạn: đây là hình thức cấp tín dụng có thời gian dài hơn, từ 1 năm đến 5 năm. Hình thức cho vay này đƣợc sử dụng chủ yếu để đầu tƣ nhƣ mua sắm vật dụng gia đình, vay mua ô tô…..
-Cho vay tiêu dùng dài hạn: là hình thức cấp tín dụng trên 5 năm. Mục đích của khoản vay này đáp ứng nhu cầu dài hạn nhƣ xây dựng nhà cửa, vay để sửa chữa nhà, mua nhà dự án…
Phân loại các khoản vay theo thời hạn có ý nghĩa quan trọng đối với NHTM. Nó phản ánh khả năng hoàn trả, độ rủi ro cũng nhƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến tính an toàn và sinh lợi của NHTM.