Hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 89 - 93)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.3.2.Hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế

a. Hạn chế

- Vietcombank Đà Nẵng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong hoạt động CVTD. Tuy nhiên, những kết quả ấy vẫn chƣa xứng đáng với tiềm năng và vị thế của chi nhánh. Hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế cần phải đƣợc khắc phục để ngày càng hoàn thiện hơn, xứng đáng với thƣơng hiệu mạnh trên địa bàn.

- Khả năng liên kết với các đối tác để triển khai hoạt động cho vay còn chƣa hiệu quả. Còn khá nhiều đối tác tiềm năng mà chi nhánh chƣa khai thác hết nhƣ liên kết với hãng xe, các dự án bất động sản, các trung tâm du học…nhằm phát triển các sản phẩm cho vay. Các đối tác đã liên kết thì chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch cụ thể nên chƣa phát huy đƣợc hết hiệu quả.

- Các sản phẩm cho vay tiêu dùng chủ yếu vẫn tập trung vào cho vay tiêu dùng không theo bộ sản phẩm chuẩn, chƣa phát huy triệt để tính năng của các sản phẩm, nhiều sản phẩm đã đƣợc ban hành khá lâu nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ hạn chế trong tổng dƣ nợ.

- Công tác chăm sóc khách hàng vay chƣa đƣợc ngân hàng chú trọng đúng mức, việc triển khai chăm sóc chỉ dừng lại đối với các khách hàng vay có giá trị vốn vay lớn. Nhƣ vậy có thể nhận chính sách chăm sóc khách hàng vay chƣa thực hiện tốt, trong khi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thì đòi hỏi việc chăm sóc khách hàng phải thực hiện tốt để có thể khai thác kênh truyền thông hữu ích này.

- Hồ sơ thủ tục vay vốn còn rƣờm rà gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình cung cấp hồ sơ, trong khi thị trƣờng hoạt động kinh doanh đang có sự cạnh tranh khốc liệt từ các TCTD khác. Do đó, việc yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ quá nhiều đã làm ảnh hƣởng đến khả năng phát triển hoạt

động cho vay này.

- Điều kiện tài sản bảo đảm chƣa thật sự hấp dẫn, chƣa thực sự lôi kéo đƣợc nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng. Tài sản bảo đảm đối vớicác khoản cho vay tiêu dùng nhận chuyển quyền sử dụng đất, sửa chữa nhà, mua ô tô Chi nhánh chỉ tập trung vào tài sản thế chấp là bất động sản có vị trí thuận lợi và có giá trị thƣơng mại. Việc nhận tài sản bảo đảm là ô tô đối với các khoản cho vay mua ô tô rất hạn chế. Hơn nữa, tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm chƣa cao. Trƣờng hợp định giá TSBĐ dựa trên giá thị trƣờng thì mức cấp tín dụng chỉ từ 45-70%. Trƣờng hợp định giá dựa trên bảng khung giá đất của UBND TP Đà Nẵng thì từ 70-100%. Mức cấp tín dụng phụ thuộc vào vị trí bất động sản và hạng khách hàng.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân bên ngoài

* Về phía khách hàng vay tiêu dùng

Nguyên nhân lớn nhất chính là khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng còn hạn chế, khách hàng không thể chứng minh đƣợc nguồn thu rõ ràng để trả nợ. Bên cạnh đó, khách hàng cung cấp thông tin không chính xác vì vậy gây khó khăn trong công tác thẩm định. Ngoài ra, một số ngƣời dân vẫn còn tâm lý ngại đến vay ngân hàng vì cho rằng thủ tục phức tạp, phiền hà hoặc do họ chƣa thực sự hiểu về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

* Về phía môi trường kinh doanh

Sự cạnh tranh của các NHTM và các các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn Đà Nẵng ngày càng gay gắt. Các NHTM không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, lãi suất mà còn cả về công nghệ, nhân lực. Hơn nữa, một định hƣớng chung đƣợc các NHTM đặt ra là phát triển thành ngân hàng đa năng, trong đó tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ. Vì thế, mở rộng hoạt động cho vay

tiêu dùng đang là cái đích mà nhiều ngân hàng nhắm tới. Cụ thể, Ngân hàng Đông Á, Saccombank, BIDV và nhiều NH ngoại nhƣ HSBC, ANZ.... đƣa ra điều kiện cho vay tiêu dùng dễ hơn, thậm chí không cần tài sản đảm bảo. Thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn đƣợc rút ngắn tối đa để đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, tới đây sẽ có sự cạnh tranh gay gắt, nhất là giữa các ngân hàng trong phân khúc thị trƣờng cho vay tiêu dùng.

- Yếu tố cạnh tranh: Trong thời gian qua, hệ thống NHTM liên tục đƣợc thành lập và mở rộng mạng lƣới dẫn đến sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt hơn. Các NHTM không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, lãi suất mà còn cả về công nghệ, nhân lực. Mặt khác, xu hƣớng chung đang đƣợc các NHTM đặt ra là tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ. Vì vậy, phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng là cái đích mà nhiều ngân hàng cùng nhắm tới.

Nguyên nhân bên trong Ngân hàng

- Chính sách cho vay của ngân hàng: Trong vài năm gần đây, Vietcombank mới bắt đầu chú trọng đến hoạt động ngân hàng bán lẻ nên các chính sách về sản phẩm, lãi suất, khách hàng.…chƣa thực sự linh hoạt làm giảm đi lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh. Qui trình thủ tục vay vốn còn rƣờm rà phức tạp so với một số NHTM có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, ngân hàng cổ phần. Vietcombank chƣa thực sự chú trọng đến liên kết đối với những đối tƣợng để mở rộng cho vay. Chƣa đẩy mạnh liên kết trong cho vay. Tài sản đảm bảo tiền vay còn khá đơn điệu, tài sản nhận thế chấp chủ yếu là bất động sản, các loại tài sản khác còn hạn chế; chƣa có chính sách phân loạikhách hàng để cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo một phần dƣ nợ. Bên cạnh đó, mức cho vay tiêu dùng của Chi nhánh còn thấp. Số tiền này còn nhỏ so với nhu cầu vay cả giá trị tài sản của khách hàng, do đó đã bỏ qua cơ hội cho vay đối với nhiều khách hàng.

cho hoạt động bán lẻcòn mỏng và thiếu. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng chỉ thuần thục với nghiệp vụ cho vay trong khi yêu cầu của Chi nhánh là vừa cho vay vừa phát triển các sản phẩm dịch vụ khác, nên kết quả hoạt động ngân hàng bán lẻ còn khiêm tốn.

- Hoạt động truyền thông: Mặc dù ngân hàng đã có định hƣớng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nhƣng chƣa có đƣợc sự đầu tƣ thoả đáng cho hoạt động tiếp thị và quảng cáo cho các dịch vụ mới.Công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng còn hạn chế, thực sự chƣa có chƣơng trình nào có sức lan toả lớn đến khách hàng. Điều này làm hạn chế sự mở rộng về quy mô khách hàng của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Dựa trên các lý thuyết về cho vay tiêu dùng, chƣơng 2, luận văn đã trình bày các kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

- Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng và kết quả hoạt động của Chi nhánh qua 3 năm 2014. 2015 và 2016.

- Luận văn cũng đã tiến hành khảo sát tình hình cho vay tiêu dùng đối với các khách hàng đã vay vốn tại VCB ĐN trong thời gian qua để có một cái nhìn khách quan về chất lƣợng dịch vụ cho vay.Qua đó rút ra các nhận định về những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.

Những kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong chƣơng 2 là cơ sở quan trọng nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện cho vay tiêu dùng trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 89 - 93)