Nhóm các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 37 - 40)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.2. Nhóm các nhân tố bên trong

Đây là nhóm nhân tố xuất phát từ phía bản thân các ngân hàng. Đây có thể coi là nhóm nhân tố quyết định hoạt động CVTD. Tuỳ theo định hƣớng phát triển của mỗi ngân hàng thƣơng mại mà ta thấy tỷ trọng CVTD trong

tổng dƣ nợ cho vay của mỗi ngân hàng là khác nhau. Có những ngân hàng coi CVTD là một hoạt động quan trọng, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của nó, nhƣng cũng có ngân hàng không coi CVTD là hoạt động chiến lƣợc mà tập trung nguồn lực mở rộng và phát triển các hoạt động khác. Nhƣ vậy chiến lƣợc phát triển và nội lực của mỗi ngân hàng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của hoạt động CVTD.

a.Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm: Các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với khách hàng; kỳ hạn của khoản tín dụng; mức lãi suất cho vay; mức lệ phí; hƣớng giải quyết những khoản nợ khó đòi,…

Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng thì chắc chắn ngân hàng sẽ thành công trong việc mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng. Ngƣợc lại, với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém linh hoạt thì sẽ hạn chế hoạt động tín dụng, giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.

b.Quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, các qui định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, gồm các bƣớc cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Việc xây dựng một qui trình tín dụng hoàn thiện và hiệu quả có nghĩa rất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra, đồng thời nó còn gây đƣợc cảm tình với khách hàng, nhờ đó thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn.

c.Thông tin tín dụng

Có thể nói, hoạt động chính của ngân hàng là đi vay và cho vay. Trong đó, hoạt động cho vay phụ thuộc vào lòng tin của ngân hàng đối với khách hàng. Do vậy, để hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng đƣợc mở

rộng với chất lƣợng cao, hiệu quả lớn thì ngân hàng phải nắm bắt đƣợc thông tin một cách kịp thời và chính xác về khách hàng vay vốn. Gồm có:

-Các thông tin tài chính của khách hàng: Khả năng về tài chính của khách hàng, thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và bảo đảm tín dụng…

-Các thông tin phi tài chính của khách hàng: Tƣ cách, uy tín, các mối quan hệ xã hội…

-Các thông tin gián tiếp: Tình hình kinh tế xã hội, thông tin về xu hƣớng phát triển và khả năng cạnh tranh của các NHTM khác .

d.Về chất lượng cán bộ và cơ sở vật chất thiết bị

Có thể khẳng định rằng, việc mở rộng hoạt động CVTD có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ, nhân viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng. Dƣới con mắt của khách hàng thì cán bộ, nhân viên ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Nếu nhƣ trong quá trình giao tiếp với cán bộ, nhân viên ngân hàng mà khách hàng cảm thấy an toàn về trình độ nghiệp vụ của các cán bộ và cảm thấy an toàn khi giao dịch với ngân hàng thì chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến đó.

e.Năng lực quản trị tín dụng của ngân hàng

Năng lực quản trị tín dụng là điều kiện tiền đề cho việc giải quyết mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lời. Chỉ trên cơ sở có năng lực quản trị tín dụng cao, Ngân hàng mới có khả năng vừa mở rộng đƣợc quy mô cho vay vừa bảo đảm kiểm soát rủi ro. Qua đó, tạo nên sự phát triển bền vững của hoạt động tín dụng. Ngƣợc lại, hoặc ngân hàng vì sợ gia tăng rủi ro nên thu hẹp quy mô tín dụng hoặc ngân hàng mở rộng quy mô vƣợt quá khả năng quản trị của mình nên làm gia tăng mức rủi ro.

f. Chất lượng và tính đa dạng của các sản phẩm cho vay

Một ngân hàng nếu đƣa ra những sản phẩm cho vay quá đơn điệu, thêm vào đó chất lƣợng lại không cao chƣa đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì

ngân hàng không thể có tiềm năng trong lĩnh vực này. Nhất là trong bối cảnh hiện nay các ngân hàng đang phải cạnh tranh nhau về cả chất lƣợng lẫn sự đa dạng của sản phẩm để có thể thu hút đƣợc khách hàng. Các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm cho vay nhằm củng cố và mở rộng thị phẩn, tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững trong nền kinh tế hiện nay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)