7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng
a. Phân tích về quy mô cho vay tiêu dùng
Bảng 2.4. Dư nợ cho vay tiêu dùng tại Vietcombank Đà Nẵng
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) % KH Số tiền Tỷ trọng (%) % KH Số tiền Tỷ trọng (%) % KH Tổng dƣ nợ cho vay 4.941 100 109 6.539 100 105 8.206 100 125 Dƣ nợ CVTD 965 19.6 850 1.709 26.2 1.600 2.263 27.6 2.000
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt đ ng kinh doanh năm 201 -2015 và 2016 của Vietcombank Đà Nẵng)
Qua bảng cho ta thấy, tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng trên tổng dƣ nợ ngày càng lớn. Tại thời điểm 31/12/2016, dƣ nợ cho vay tiêu dùng đạt 2.263 tỷ đồng, tƣơng ứng chiếm tỷ trọng 27.6% trên tổng dƣ nợ. Điều này cho thấy, hoạt động CVTD tại Chi nhánh Vietcombank Đà Nẵng đã có những phát triển đột phá về quy mô qua từng năm. Bên cạnh đó cho vay tiêu dùng thƣờng ở mức giá trị thấp, có tài sản thế chấp cũng nhƣ phƣơng án trả nợ, nên đối với ngân hàng đây là những khoản vay an toàn, ít rủi ro và dễ thu hồi nợ.
So với mục tiêu kế hoạch đặt ra thì tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch qua các năm cho thấy dƣ nợ CVTD tại Vietcombank Đà Nẵng luôn đạt kế hoạch đề ra.
Bảng 2.5. Số lượng khách hàng và dư nợ bình quân/khách hàng Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 15/14 16/15 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng Trđ 965.000 1.709.000 2.263.000 744 554 Số lƣợng khách hàng Kh 3.568 4.601 5.700 1.033 1.099 Dƣ nợ bình quân/KH Trđ 270 372 397 102 25
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt đ ng kinh doanh năm 201 -2015 và 2016 của Vietcombank Đà Nẵng)
Với thế mạnh và uy tín thƣơng hiệu Vietcombank trên địa bàn nên số lƣợng khách hàng đến giao dịch vay tiêu dùng tại Chi nhánh đã có sự tăng lên qua các năm, góp phần làm tăng dƣ nợ và thu nhập từng hoạt động cho vay tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do Chi nhánh đã chủ động tiếp thị các CBCNV của các đơn vị là khách hàng chiến lƣợc của Chi nhánh để cho vay tiêu dùng. Do đó, đã góp phần gia tăng số lƣợng khách hàng mới cho Chi nhánh trong 3 năm qua.
b. Phân tích về cơ cấu cho vay tiêu dùng
- Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn
Bảng 2.6. Phân loại dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dƣ nợ CVTD 965 100 1.709 100 2.263 100 Ngắn hạn 368 44 786 46 973 43 Trung dài hạn 579 56 923 54 1.290 57
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt đ ng kinh doanh năm 2014-2015 và 2016 của Vietcombank Đà Nẵng)
Dƣ nợ cho vay trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Nhìn chung, tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn, dài hạn của Chi nhánh tƣơng đối đồng đều qua các năm thể hiện xu hƣớng mà mục tiêu phấn đấu của Chi nhánh đã đề ra.
- Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo
Bảng 2.7. Phân loại dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Dƣ nợ CVTD 965 100 1.709 100 2.263 100
Có TSĐB 820 85 1.752 92 2.105 93
Không có TSĐB 145 15 137 8 158 7
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt đ ng kinh doanh năm 201 -2015 và 2016 của Vietcombank Đà Nẵng)
Dƣ nợ không có bảo đảm bằng tài sản hay còn đƣợc gọi là cho vay tín chấp của Chi nhánh chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dƣ nợ của Chi nhánh. Năm 2015 và 2016, dƣ nợ không có bảo đảm bằng tài sản của Chi nhánh bắt đầu giảm nhẹ so với năm 2014, là do đầu năm 2015 Tổng giám đốc đã chỉ đạo các chi nhánh ngừng cho vay thấu chi qua tài khoản.
Dƣ nợ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản của Vietcombank Đà Nẵng chủ yếu là cho vay Cán bộ công nhân viên trong hệ thống Vietcombank và cán bộ công nhân viên chức của các đơn vị lớn có quan hệ lâu năm với Chi nhánh mà có chuyển lƣơng qua tài khoản mởtại Vietcombank. Để đƣợc vay theo hình thức này, khách hàng phải có uy tín cao, có phƣơng án vay vốn khả thi và có nguồn trả nợ chắc chắn để đảm bảo khả năng trả nợ của mình.
- Dƣ nợ cho vay có tài sản bảo đảm tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 93% dƣ nợ vay CVTD năm 2016. Điều này cho thấy, bên cạnh việc
mở rộng cho vay, chi nhánh rất thận trọng trong việc lựa chọn tài sản bảo đảmđể cấp tín dụng. Tăng khả năng an toàn cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những hạn chế tại Chi nhánh chƣa khai thác hết tiềm năng của khách hàng vay vốn do quá chú trọng về phần bảo đảm tiền vay.
- Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm
Bảng 2.8. Phân loại dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Dƣ nợ CVTD 965 100 1.709 100 2.263 100
Cho vay mua nhà ở/đất ở 425 44 769 45 1.064 47
Cho vay xây/sửa nhà ở 299 31 513 30 747 33
Cho vay mua ô tô 97 10 154 9 204 9
Vay tiêu dùng khác 145 15 273 16 249 11
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt đ ng kinh doanh năm 201 -2015 và 2016 của Vietcombank Đà Nẵng)
Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh chƣa đồng đều, chủ yếu tập trung vào cho vay mua nhà, đất, xây dựng sửa chữa nhà. Cho vay mua ô tô chiếm tỷ lệ thấp.
- Cho vay mua nhà ở/đất ở: Trong 3 năm trở lại đây, thành phố Đà Nẵng liên tục phát triển, thu nhập của ngƣời dân tăng, hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện, môi trƣờng sống, cảnh quan khí hậu cũng hết sức thuận lợi. Chính vì vây, ngƣời dân lập nghiệp và sinh sống tại Đà Nẵng ngày càng tăng. Nhu cầu vay mua nhà ở/đất ở để đảm bảo an sinh cuộc sống cũng tăng cao. Do đó, nắm bắt đƣợc nhu cầu xã hội, Vietcombank Đà Nẵng đã đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực này. Năm 2013, Chi nhánh đã triển khai gói vay lãi suất
ƣu đãi dành cho cá nhân mua bất động sản. Dƣ nợ cho vay mua nhà ở đất ở của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. Ngân hàng tập trung vào cho vay đối với nhu cầu này vì cho rằng có khả năng rủi ro thấp.
- Cho vay xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở: Dƣ nợ cho vay xây nhà - sửa nhà của Vietcombank Đà Nẵng năm 2016 là 747 tỷ đồng chiếm 33% tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng, tỷ lệ tăng 5% so với năm 2015.
-Cho vay mua ô tô: Dƣ nợ cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng thấp từ 9%- 10% trong tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do Chi nhánh chƣa chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng đối với sản phẩm này. CBTD không thực hiện tiếp cận các showroom hay các cửa hàng kinh doanh ô tô để liên kết hợp tác triển khai cho vay mua ô tô. Bên cạnh đó, Chi nhánh không mặn mà với việc nhận thế chấp tài sản là ô tô hình thành từ vốn vay. Các khách hàng vay mua ô tô tại Chi nhánh phần lớn tài sản bảo đảm cho khoản vay mua ô tô là từ bất động sản. Vì vậy, việc mở rộng khách hàng đối với sản phẩm này còn hạn chế.
- Cho vay tiêu dùng khác nhƣ: Cho vay chứng minh tài chính, mua sắm chi tiêu gia đình…. đối với cho vay chứng minh tài chính. Hiện nay Vietcombank Đà Nẵng chú trọng cho vay sản phẩm nàybởi thấy đƣợc những lợi ích từ sản phẩm cho vay này. Thứ nhất, Chi nhánh tăng đƣợc số dƣ nguồn vốn huy động thông qua việc khách hàng mở sổ tiết kiệm để chứng minh tài chính. Thứ 2, tăng đƣợcdƣ nợ thông qua việc cầm cố sổ tiết kiệm để cho vay chứng minh tài chính. Thứ 3, là thu đƣợc khoản phí cao từ 2-3% tính trên số tiền cho vay và ngày thực tế vay mà lại ít rủi ro.
c. Phân tích về thị phần cho vay tiêu dùng
Bảng 2.9. Thị phần cho vay tiêu dùng trên địa bàn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dƣ nợ CVTD của Vietcombank Đà Nẵng Tỷ đồng 965 1.709 2.263 Tổng dƣ nợ CVTD của tất cả các TCTD trên địa bàn. Tỷ đồng 2.895 4.871 6.562 Tỷ trọng dƣ nợ CVTD của VCB Đà Nẵng/Tổng dƣ nợ CVTD trên địa bàn % 33 35 34
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt đ ng kinh doanh năm 201 -2015 và 2016 của Vietcombank Đà Nẵng)
Thị phần cho vay tiêu dùng đã tăng đáng kể qua các năm, tính đến 31/12/2016 thị phần CVTD đạt 34% trên tổng dƣ nợ CVTD trên địa bàn. Để đạt đƣợc kết quả đó là cả một quá trình phấn đấu và nổ lực vô cùng to lớn của toàn thể CBCNV Chi nhánh, qua đó chứng tỏ định hƣớng mở rộng cho vay bán lẻ là hƣớng đi rất đúng đắn của Chi nhánh trong thời gian qua. Bên cạnh đó,thị phần CVTD cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của Chi nhánh đã đƣợc nâng lên đáng kể, xứng đáng với thƣơng hiệu Vietcombank trên địa bàn.
d. Phân tích về chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay
Hàng năm, theo qui định của ISO, Vietcombank Đà Nẵng đều thực hiện khảo sát để lấy thăm dò ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh. Bên cạnh đó, VCB TW tổ chức chƣơng trình khách hàng bí mật, bằng cách cử những khách hàng bí mật trà trộn trong số khách hàng thực sự đến các quầy giao dịch, phòng nghiệp vụ của Chi nhánh. Mục đích tìm hiểu trực tiếp nhằm để kiểm soát chất lƣợng phục vụ, kỹ năng bán hàng, cách thức ngƣời nhân viên trò chuyện với khách trực tiếp và qua điện thoại, đồng thời cũng đánh giá chất lƣợng sản phẩm, không gian giao
dịch của Chi nhánh nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Qua đó, Chi nhánh nhận thấy đƣợc thực trạng chất chất dịch vụ tại Chi nhánh. Cụ thể nhƣ sau:
- Mức độ tin tƣởng: Ngân hàng thực hiện đúng các cam kết với khách hàng về giải quyết hồ sơ vay, cung cấp dịch vụ một cách chính xác, không để xảy ra lỗi trong khâu thẩm định, giải ngân, thu nợ.
- Mức độ bảo đảm: Vietcombank Đà Nẵng rất chú trọng trong việc ứng xử và giao tiếp với khách hàng. Khách hàng luôn nhận đƣợc thái độ chân tình, cởi mở, thân thiện từ phía cán bộ ngân hàng ngay từ khâu tiếp cận hồ sơ và xuyên suốt cả quá trình vay vốn. Ngoài ra, khách hàng đƣợc cán bộ có kiến thức trình độ chuyên môn về lĩnh vực cho vay tƣ vấn nhằm đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn nhất khi đến với chi nhánh.
- Yếu tố hữu hình: cơ sở vật chất, diện mạo của trụ sở chính, các phòng giao dịch luôn khang trang, sạch sẽ, bố trí băng rôn, poster … quảng cáo sản phẩm những vị trí đẹp, dễ nhận biết để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, 1 số ít khách hàng không hài lòng vì chỗ để xe hẹp.
- Sự thấu hiểu: Vietcombank cung cấp sản phẩm trên cơ sở cân bằng, hài hòa lợi ích của khách hàng, lợi ích của Vietcombank. Trong văn hóa Vietcombank, toàn thể cán bộ, ngƣời lao động luôn ý thức đƣợc khách hàng là ngƣời trả lƣơng cho chúng ta vì vậy luôn mang đến những sản phẩm, dịch vụ làm hài lòng cho khách hàng.
- Khả năng đáp ứng: Chi nhánh thực hiện giải quyết phần lớn hồ sơ vay vốn của khách hàng kịp thời. Tuy nhiên, do thay đổi quy trình quản lý nợ tập trung tại chi nhánh nên thời gian xử lý hồ sơ cho vay cầm cố giấy tờ có giá còn chậm chƣa đạt yêu cầu.
Có thể thấy rằng, thật là chƣa đủ nếu cho rằng chỉ cần giảm giá, tăng khuyến mại là có thể thu hút và giữ chân đƣợc khách hàng. Giải pháp này chỉ
có ý nghĩa trong giai đoạn ngắn, lôi kéo đƣợc một lƣợng nhỏ khách hàng vãng lai mà không chiếm lĩnh đƣợc tình cảm cũng nhƣ lòng trung thành của khách hàng nếu nhƣ các chính sách đó không đƣợc gắn với những cam kết đảm bảo chất lƣợng trong phục vụ khách hàng của ngân hàng.
e. Phân tích về kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Bảng 2.10. Thực trạng rủi ro tín dụng trong CVTD
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dƣ nợ CVTD Tỷ đồng 965 1.709 2.263
Nợ xấu CVTD Tỷ đồng 6 5 4.5
Tỷ lệnợ xấu CVTD/Dƣ nợ CVTD % 0.06 0.05 0.05
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt đ ng kinh doanh năm 201 -2015 và 2016 của Vietcombank Đà Nẵng)
- Thực hiện chỉ đạo của Ban lãnh đạo Chi nhánh, các khách hàng vay đều đƣợc sàng lọc và thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng của Chi nhánh rất thấp,tỷ lệ nợ xấu CVTD/tổng dƣ nợ CVTD chiếm 0.06%. Chi nhánh đã thu dần do đó dƣ nợ năm 2016 còn 4.5 tỷ. Năm 2016, Chi nhánh không phát sinh thêm khoản nợ quá hạn cho vay tiêu dùng.Tình hình rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của Chi nhánh vẫn còn nằm trong mức độ kiểm soát đƣợc.
f. Phân tích về kết quả tài chính cho vay tiêu dùng
Bảng 2.11. Hiệu quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Lãi suất bình quân CVTD % 8.60 8.75 8.75
Lãi suất bình quân huy động vốn % 6.50 6.50 6.50
Chênh lệch lãi suất bình quân % 2.10 2.25 2.25
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt đ ng kinh doanh năm 201 -2015 và 2016 của Vietcombank Đà Nẵng)
Hiệu quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh qua các năm tƣơng đối ổn định, luôn duy trì đƣợc chênh lệch lãi suất bình quân trên 2%/năm. Điều này chứng tỏ Chi nhánh luôn chú trọng đến hoạt động cho vay tiêu dùng, sản phẩm đa dạng, lãi suất linh hoạt phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng.
g. Khảo sát, điều tra về dịch vụ cho vay tiêu dùng.
- Mẫu khảo sát: Theo phụ lục 01 - Phƣơng pháp khảo sát
Đế có ý kiến khách quan và thuận tiện trong việc khảo sát, tác giả tiến hành khảo sát bằng các câu hỏi đƣợc thiết lập đơn giản, các khách hàng tham gia khảo sát là các KHCN ở nhiều lĩnh vực vay vốn khác nhau và đã có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng, cách tiến hành khảo sát là trực tiếp khảo sát, gửi mẫu khảo sát đến các phòng nghiệp vụ tại ngân hàng để khảo sát khi khách hàng đến giao dịch.
- Nội dung khảo sát
Thu thập ý kiến của khách hàng về quá trình tiếp cận vốn vay tại ngân hàng, trong đó chú trọng vào các lĩnh vực chính có tác động trực tiếp đến việc vay vốn cũng nhƣ tìm ra các đặc điểm cơ bản của ngân hàng trong quá trình cho vay
- Kết quả khảo sát
Theo số liệu khảo sát, tác giả thu về đƣợc 185 phiếu phản hồi/200 phiếu đƣợc phát ra chiếm 92,5%. Một số kết quả thu đƣợc qua khảo sát nhƣ sau:
+ Kênh thông tin tiếp cận vay vốn của khách hàng.
Biểu đồ 2.3. Kênh thông tin tiếp cận vay vốn của khách hàng
Theo kết quả trên cho thấy khách hàng đến vay vốn ngân hàng chủ yếu là qua giới thiệu chiếm 63,43%, khả năng cán bộ tín dụng tiếp cận chỉ mang lại 18,86%, lƣợng khách hàng đến vay vốn thông qua kênh quảng cáo trên thông tin, trang web của ngân hàng thu hút đƣợc 10,85% lƣợng khách hàng đến giao dịch, việc liên kết các đối tác trong kinh doanh còn khá khiêm tốn chỉ chiếm 4,57%. Qua kết quả trên cho thấy ngân hàng cần tiếp tục triển khai kênh thông tin vay vốn qua giới thiệu và đề ra các giải pháp để khách hàng tiếp cận vốn vay ngân hàng đa dạng hơn.
0.00% 10.00% 20.00%