Phân tích các hoạt động ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 66 - 71)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.3. Phân tích các hoạt động ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các

a. Mục tiêu cho vay tiêu dùng của Chi nhánh

- Về dƣ nợ cho vay tiêu dùng:

Kế hoạch kinh doanh VCB TW giao cho Chi nhánh năm sau cao hơn năm trƣớc 10% và Chi nhánh luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu về dƣ nợ cho vay hoàn thành trƣớc 30/11 hằng năm.

- Về chất lƣợng tín dụng: Mục tiêu phấn đấu của từng năm của Chi nhánh về tỷ lệ nợ xấu đã đăng ký với VCB TW là: Năm 2014: 0.35%; Năm 2015: 0.35%; Năm 2016: 0.3%

-Về thị phần: Phấn đấu đạt thị phần cho vay tiêu dùng trên địa bàn đến năm 2018 là trên 40%.

- Về cơ cấu: Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung hạn; Cung cấp thông

tin - Nhận và kiểm tra hồ sơ vay Chấmđiểm XHTD trên CR và lập tờ trình thẩmđịnh Trình cấp phê duyệt có thẩm quyền

Thông báo kết quả cho vay hoặc từ

chối đến KH

Kiểm tra tiến độ giải ngân Ký kết HĐ, thực hiện các thủ tục thế chấp Giao nhận hồ sơ và TSĐB Tác nghiệp vào hệ thống Kiểm tra sử dụng vốn Thu nợ đến hạn Thanh lý HĐ và giải chấp TSĐB Xử lý nợ (nếu có)

- Về thu nhập: Phấn đấu mức tăng thu nhập lãi từ cho vay tiêu dùng bình quân/năm đạt 10% so với năm trƣớc.

b. Các hoạt động đã triển khai

(i) Hoạt động phát triển khách hàng, gia tăng dƣ nợ

- Thực hiện các chƣơng trình tiếp thị khách hàng cho vay tiêu dùng các gói lãi suất ƣu đãi theo những chính sách định hƣớng của VCB TW.

Phân công cán bộ khách hàng tiếp thị khách hàng tại các địa bàn trú đóng. Tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu của nhiều đối tƣợng khách hàng:

Cá nhân, cán bộ công nhân viên, giáo viên, quân nhân,…để tƣvấn các sản phẩm cho vay phù hợp.

- Giao chỉ tiêu dƣ nợ cho vay, số lƣợng khách hàng mới đến từng phòng, đồng thời làm cơ sở chấm điểm, đánh giá xếp loại và có cơ chế xét hiệu quả kinh doanh hàng quý.

- Thay đổi phƣơng thức bán hàngchuyển từ bán hàng thụ động sang bán hàng chủ động để phù hợp hơn với đặc thù của vay tiêu dùng và tính cạnh tranh trong xu thế phát triển nhƣ hiện nay. Theo phƣơng thức này, Chi nhánh đã chủ động tìm hiểu nhu cầu vay vốn để gợi mở nhu cầu vay vốn thay vì chờ đợi KH một cách thụ động. Tuy nhiên, hạn chế là một bộ phận cán bộ khách hàng vẫn chƣa chuyển biến kịp về nhận thức và hành động vẫn còn tƣ tƣởng ngại rủi ro, ngại khó, thụ động trong công việc đƣợc giao. Một số trƣờng hợp vì chạy theo chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ nên đã phát triển KH không thận trọng dẫn đến gia tăng rủi ro.

(ii) Về các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu thị phần

Chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng theo định hƣớng của VCB TW. Áp dụng mức lãi suất cho vay linh hoạt đảm bảo cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn. Bên cạnh đó, khách hàng có điều kiện tiếp cận với các sản phẩm dịch

vụ ngân hàng hiện đại, có nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng thông qua tờ rơi, quảng cáo truyền hình, băng rôn dán tại các địa điểm tập trung đông dân cƣ, tài trợ cho các sự kiện của địa phƣơng, an sinh xã hội....Công tác truyền thông đã phần nào mang lại hiệu quả, nhiều khách hàng đã biết đến dịch vụ và sản phẩm và tiếp cận vay vốn tại Vietcombank Đà Nẵng trong thời gian qua.

(iii) Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong CVTD - Quản lý việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng

- Thực hiện chủ trƣơng phân tán rủi ro thông qua phát triển khách hàng. - Gắn trách nhiệm xử lý nợ quá hạn, nợ xấu với cán bộ khách hàng và các cán bộ liên quan theo từng hồ sơ.

- Tăng cƣờng các hoạt động giám sát khách hàng sau giải ngân.

Tuy nhiên, hoạt động này còn tồn tại một số hạn chế vì áp lực tăng trƣởng dƣ nợ chắc chắn không thể tránh những sai sót trong các khâu xử lý hồ sơ cũng nhƣ sàng lọc khách hàng.

(iv) Về hoạt động nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ

- Gia tăng chất lƣợng cung ứng dịch vụ thông qua khảo sát ý kiến khách hàng, cải thiện phong cách giao dịch, tăng sự thuận tiện, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

- Linh hoạt trong tiếp cận và thẩm định cho vay

- Đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích hổ trợ tốt nhất cho khách hàng. - Thực hiện các chƣơng trình chăm sóc khách hàng thiết thực.

- Chú trọng chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ của khách hàng.

(v) Triển khai cơ chế động lực khuyến khích hoạt động bán lẻ: Vài nămgần đây, với chủ trƣơng của Vietcombank là tăng trƣởng hoạt động bán lẻ

nên đã triển khai rất nhiều chƣơng trình cơ chế động lực liên quan đến các hoạt động bán lẻ nhƣ: tăng dƣ nợ bán lẻ, tăng số lƣợng khách hàng vay, tăng số lƣợng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng….số tiền thƣởng trên từng mảng hoạt động tƣơng đối lớn nên đã tạo đƣợc không khí thi đua sôi nổi và đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt trong thời gian qua.

(vi) Chính sách khách hàng: Khách hàng là cá nhân có nhu cầu quan hệ tín dụng tại Vietcombank sẽ đƣợc áp dụng tổng thể các chính sách sau đây:

+ Chính sách tiếp thị khách hàng đối với Nhóm khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng

- Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thƣờng xuyên có quan hệ tiền gửi tại Chi nhánh cũng nhƣ tại hệ thống.

- Tập trung tiếp thị đối với khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VND trở lên, khách hàng đƣợc công ty trả lƣơng qua tài khoản Vietcombank, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp.

- Tập trung tiếp thị và thực hiện cho vay đối với các khách hàng trong độ tuổi từ 25 - 55.

+ Chính sách cấp tín dụng.

- Xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định qua các năm và có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh đƣợc ở mức trung bình khá trở lên (thu nhập hàng tháng tối thiểu từ 5 triệu VND trở lên)

- Mức cho vay cụ thể: Đối với cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (Cho vay tiêu dùng tín chấp, thấu chi tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng). nguồn trả nợ từ thu nhập ổn định từ tiền lƣơng, tiền công hàng tháng: Mức cho vay không quá 12 lần thu nhập chứng minh đƣợc bình quân 3 tháng gần nhất với 01 khách hàng.

+ Chính sách về tài sản đảm bảo - Các loại tài sản bảo đảm tiền vay

* Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại Vietcombank và các tổ chức tín dụng khác.

* Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của Vietcombank tại từng thời điểm.

* Giá trị quyền sử dụng đất đƣợc thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai và phƣơng tiện vận tải.

* Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

* Các tài sản khác quy định tại từng thời điểm.

- Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm: Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm đƣợc thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng bản lẻ và các quy định có liên quan trong từng thời kỳ.

+ Chính sách về lãi suất

- Chi nhánh đã vận dụng linh hoạt nguyên tắc và chính sách xác định lãi suất do VCB TW ban hành:

- Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay đƣợc tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng.

Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng. Chính sách về lãisuất cho vay đối với đối tƣợng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ tại Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quyết định phù hợp với các quy định

có liên quan trong từng thời kỳ và dựa trên phƣơng pháp tính tổng hòa lợi ích của khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)