Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 84 - 86)

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu

3.2.3. Nhóm giải pháp khác

3.2.3.1. Hoàn thiện ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính

Bƣớc vào thế kỷ XXI, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự bùng nổ các công nghệ cao, trong đó công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng có tác động sâu sắc đến toàn xã hội. Kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vƣợt trội chi phối các hoạt động

của con ngƣời. Đặc biệt, công nghệ thông tin là phƣơng tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính tại bệnh viện là một yêu cầu cấp bách nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý bệnh viện, thúc đẩy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:

- Phải sử dụng đồng nhất một phần mềm kế toán chung để dễ hoạt động và quản lý.

- Tăng cƣờng quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ, đƣa phần mềm quản lý viện phí nội, ngoại trú vào sử dụng cũng nhƣ nâng cấp, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng, tích hợp các phần mềm đang sử dụng tại bệnh viện thành một hệ thống đồng bộ, tránh lãng phí nguồn nhân lực.

- Đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin. Cần có kế hoạch đào tạo tin học cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính. Bên cạnh đó, cần tuyển chọn một số cán bộ để đào tạo chuyên sâu về tin học để phân tích hệ thống và quản lý có hiệu quả hệ thống thông tin QLTC thông qua mạng nội bộ của đơn vị.

3.2.3.2. Thực hiện khoán quản tại một số khoa phòng trong bệnh viện

Thực hiện khoán quản có nghĩa là bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện thực hiện khoán một số mục chi tiêu với định mức hợp lý cho tất cả các khoa phòng (văn phòng phẩm, điện thoại…). Nếu vƣợt định mức khoán về chi, thì khoa phòng đó phải tự chi trả phần vƣợt quy định.

Nếu vƣợt qua ngƣỡng khoán về thu làm tăng nguồn thu cho bệnh viện thì bộ phận nhận khoán đƣợc thƣởng theo mức trong khung quy định của Nhà nƣớc. Việc xác định mức khoán kế hoạch dựa trên số kinh phí mà bệnh viện chi cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các khoa phòng nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu tiết kiệm các khoản chi.

3.2.3.3. Tăng cường công tác quản lý tài sản công

Dự toán thu chi của bệnh viện đƣợc lập hàng năm, trong đó bệnh viện phải lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản đƣợc Bộ y tế phê duyệt, trên cơ sở đó lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu mua sắm tài sản, do vậy cũng hạn chế đƣợc việc mua sắm các tài sản không cần thiết đảm bảo việc mua sắm phù hợp với điều kiện, năng lực của bệnh viện. Bên cạnh đó thì việc quản lý và sử dụng tài sản phải đƣợc theo dõi trên sổ sách kế toán và đƣợc giao cụ thể cho từng khoa phòng sử dụng. Các khoa phòng khi tiếp nhận tài sản phải có trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản, giữ gìn để tài sản đƣợc sử dụng lâu dài. Hàng năm phải tính hao mòn đối với tài sản phục vụ cho hoạt động chuyên môn đƣợc giao của bệnh viện và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nƣớc đối với tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh dịch vụ. Cuối năm cần tiến hành kiểm kê, đánh giá lại tài sản để xem việc thiếu thừa tài sản để từ đó có phƣơng án xử lý thích hợp.

3.2.3.4. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, lĩnh vực y tế cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – CuBa Đồng Hới cần có sự hợp tác với các nƣớc khác trong khu vực Châu á nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và một số nƣớc có trình độ y học phát triển nhƣ CuBa, Mỹ. Hàng năm bệnh viện nên cử ngƣời sang học tập, công tác, dự hội thảo tại các nƣớc bạn. Với sự hợp tác quốc tế nhƣ vậy, bệnh viện sẽ nhận đƣợc nhiều nguồn tài trợ từ các nƣớc bạn về vốn, về trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu hoạt động của bệnh viện, góp phần cải thiện hệ thống máy móc thiết bị của bệnh viện. Trong bối cảnh khó khăn nhƣ hiện nay thì việc nhận đƣợc tài trợ từ các quốc gia khác trên thế giới là điều rất cần thiết đối với bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)