Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện công lập Việt Nam và Bệnh viện Hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 39)

1.5. Kinh nghiệm về quản lý tài chính tại bệnh viện công lập

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện công lập Việt Nam và Bệnh viện Hữu

Thứ nhất, Lập kế hoạch chiến lƣợc: Đây là một quá trình trong đó ngƣời lãnh đạo nhìn thấy đƣợc tƣơng lai và triển khai những thủ tục và việc thực thi để cần thiết để đạt tới tƣơng lai đó. Trong kế hoạch chiến lƣợc ngƣời lập phải có cái nhìn bao quát không những chỉ là mục tiêu của bệnh viện mà phải có liên hệ môi trƣờng bên ngoài để hiểu đƣợc lực lƣợng và xu hƣớng sẽ tác động đến việc hoàn thành kế hoạch đó.

Thứ hai, Lập và giám sát kế hoạch ngân sách: Đây là khâu yếu trong hoạt động quản lý của bệnh viện hiện nay. Trong cơ chế tự chủ với những khó khăn của công tác quản lý tài chính bệnh viện cần phải lập và giám sát kế hoạch ngân sách, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách một cách kiện toàn vì việc cân đối tài chính là khó khăn không những về chi phí đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên mà ở cả việc đảm bảo cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời dân.

Thứ ba, cải cách công tác quản lý bệnh viện: Trong công tác chuyên môn, các bệnh viện tổ chức tốt công tác thƣờng trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú; cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tƣ y tế; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế chuyên môn, y đức; nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.

Trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, cần xây dựng kế hoạch hoạt động theo hƣớng sát thực, làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo theo các chuyên ngành, kết hợp mời tuyến trên về đào tạo chuyển giao công nghệ đối với một số chuyên khoa mũi nhọn; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, Các bệnh viện cần lập kế hoạch chọn ƣu tiên mua sắm, sửa chữa, bảo dƣỡng định kỳ các trang thiết bị máy móc; thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, liên doanh liên kết hoặc góp vốn để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ y tế.

Thứ năm, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với việc xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” và phần mềm “Quản lý bệnh nhân” nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của bệnh viện và quản lý tốt hồ sơ hành chính, quá trình điều trị và các xét nghiệm đối với bệnh nhân; tăng cƣờng chất lƣợng thông tin của bệnh viện...Bên cạnh đó, các bệnh viện cần tăng cƣờng hợp tác quốc tế; duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nƣớc bạn; đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế trên các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…

Tiểu kết chương 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã khái chung các khái niệm cơ bàn: bệnh viện công lập, quản lý tài chính tại bệnh viện công lập, đồng thời trình bày khái niệm nội dung cơ chế tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại bệnh viện công lập. Cũng trong chƣơng này, học viên đã trình bày kinh nghiệm quản lý tài chính của một số nƣớc ở Đông Nam Á, cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số bệnh viện của Việt Nam từ đó rút ra bài học trong công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập của Việt Nam nói chung và bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình nói riêng.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)