Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 31 - 33)

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại bệnh viện công lập

1.4.2. Các nhân tố chủ quan

1.4.2.1. Tính chất hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu trong nền kinh tế

Tính chất hoạt động của ĐVSNCT là đảm nhiệm vai trò cung cấp một số loại hình hoạt động công ích có tính chất thiết yếu cho cộng đồng đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy văn hóa xã hội nhằm thu hút tối đa nguồn lực cho xã hội dƣới sự giám sát và quản lý của Nhà nƣớc. Vì thế, hoạt động của các ĐVSNCT có ảnh hƣởng rất lớn đối với toàn xã hội. Thời gian qua, các ĐVSNCT đã đóng góp nhiều cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế xã hội của đất nƣớc. Thể hiện:

- Cung cấp các dịch vụ công thiết yếu cho xã hội trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Góp phần tăng nguồn lực cho NSNN thông qua hoạt động thu phí và lệ phí theo quy định của Nhà nƣớc.

- Thực hiện các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao nhƣ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng; thực hiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; cung cấp các sản phẩm văn hóa, xã hội… cho toàn xã hội.

1.4.2.2. Công tác quản lý thu - chi tại bệnh viện

Tổ chức quản lý thu - chi tại các ĐVSNCT tốt mới có thể tạo thêm đƣợc nhiều nguồn thu và tăng thêm doanh thu trong những nguồn thu đã có. Đồng thời, sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện nguồn thu cho phép. Để công tác TCTC mang lại hiệu quả cao thì công tác tổ chức quản lý thu chi cần phải:

Đối với các nguồn thu: Phải tổ chức lập kế hoạch, dự toán thật khoa học, chính xác và kịp thời. Đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp đối với các nguồn thu từ phí, lệ phí (các nguồn thu không phải từ NSNN cấp) để tránh tình trạng thất thoát nguồn thu.

Đối với các khoản chi: Nhằm đạt đƣợc tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi của các ĐVSNCT cần thiết phải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thƣờng xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi của các ĐVSNCT nói riêng cũng nhƣ công tác tài chính của các ĐVSN nói chung.

1.4.2.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị

Trong quá trình thực hiện cơ chế TCTC ngoài những mặt tích cực vẫn còn tồn tại những sai sót khó tránh khỏi làm ảnh hƣởng đến việc thực hiện cơ chế TCTC nhƣ phạm vi chế độ, chính sách, quản lý thu chi tài chính, hạch toán nhầm lẫn, sai sót nghiệp vụ…Vì vậy công tác kiểm tra, kiểm soát tại đơn vị là điều rất cấp thiết. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị gồm kiểm soát trong nội bộ đơn vị và kiểm soát ngoài đơn vị nhƣ kiểm tra của Bộ ngành chủ quản, của kiểm toán, của thanh tra, cơ quan thuế…Việc kiểm tra, kiểm soát phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên sẽ giúp cho đơn vị phát hiện kịp thời các sai sót và có biện pháp khắc phục, xử lý, giúp cho việc sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp vào việc thực hiện tự chủ của đơn vị.

1.4.2.4. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Ngày nay những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ cao và hiện đại trong lĩnh vực khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị đã mở ra cơ hội hiện đại hóa, phát triển bệnh viện cả về số lƣợng và chất lƣợng. Công nghệ và thiết bị phù hợp sẽ quyết định đến năng suất lao động, chất lƣợng dịch vụ, hiệu quả đào tạo và giảm các loại chi phí có liên quan. Vì thế, sự phát triển của khoa học công nghệ trong đơn vị là nhân tố quyết định tới sự phát triển của ĐVSN nói chung và ĐVSNCT nói riêng.

1.4.2.5. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị

Công tác tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên trong đơn vị hết sức quan trọng. Với bộ máy gọn nhẹ, tổ chức tốt bộ máy hoạt động, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, các bộ phận, bố trí lao động hợp lý, tinh giản những lao động thừa hoặc làm việc không hiệu quả, đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, nhanh nhẹn đƣợc bố trí phù hợp với trình độ, năng lực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, thực hiện tăng thu tiết kiệm chi.

Năng lực của cán bộ, viên chức trong đơn vị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chất lƣợng công việc. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ điều hành đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn giỏi sẽ giúp công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị đúng với quy định của Nhà nƣớc, sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả.

1.4.2.6. Văn hóa bệnh viện, mối quan hệ giữa bệnh viện và khách hàng

Văn hoá bệnh viện, đặc biệt là mối quan hệ giữa bệnh viện với khách hàng Trong cơ chế mới, mối quan hệ giữa bệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệ giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ đó. Mối quan hệ đó trƣớc hết phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sĩ, nhân viên bệnh viện. Khi cán bộ nhân viên bệnh viện có quan hệ tốt với khách hàng của mình, sẽ tạo đƣợc uy tín của bệnh viện trƣớc xã hội, tạo khả năng và xu hƣớng phát triển bệnh viện trong tƣơng lai. Với uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của mình, bệnh viện còn tranh thủ đƣợc sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại; hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Để xây dựng văn hoá bệnh viện theo hƣớng phục vụ khách hàng, bệnh viện cần có những quy định cụ thể về thái độ và hành vi ứng xử, về y đức và về chuyên môn cho đội ngũ các y bác sĩ và nhân viên của bệnh viện, quan tâm đến công tác giáo dục và có cơ chế thƣởng phạt nghiêm minh đối với những ngƣời vi phạm những quy định đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)