Kinh nghiệm về quản lý tài chính tại bệnh viện công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 33)

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số nước Đông Nam Á

Bệnh viện Tabanan Indonesia: Thực hiện mô hình bệnh viện tự chủ và hình thức tƣ nhân cùng hoạt động trên cùng một bệnh viện (Private wing), đó là hợp tác với các nhà đầu tƣ quốc tế Singaparore để mua sắm máy móc trang thiết bị kỹ thuật cao, tháng 9/2002; Hợp tác với Nhật bản cung cấp dịch vụ giƣờng/phòng nghỉ theo yêu cầu, tháng 10/2004. Tất các các hình thức phối hợp công tƣ trên đều theo hình thức ký biên bản ghi nhớ. Bệnh viện đã xây dựng một chiến lƣợc tăng thu và tăng hiệu suất công việc cân bằng nhau, đồng thời chú trọng xây dựng 148 thƣơng hiệu

của bệnh viện và tăng sự hài lòng của bệnh nhân đối với bệnh viện. Kết quả cho thấy, từ một bệnh viện kém chất lƣợng (trƣớc), khi thực hiện tự chủ tài chính, bệnh viện đã cải thiện đƣợc chất lƣợng khá tốt, nguồn thu tài chính tăng lên và đạt lợi nhuận vào năm 2008. Năm 2009, bệnh viện đã đƣợc Tổng thống Indonesia trao tặng cup vàng với danh hiệu: “Bệnh viện chất lƣợng tuyệt vời”.

Bệnh viện Ban Phaeo Thái Lan: Bệnh viện Ban Phaeo thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính trong bối cảnh Thái Lan thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2008 – đảm bảo đƣợc các chức năng xã hội. Bệnh viện đã thành công trong việc nâng cao chất lƣợng và tăng nguồn thu bằng cách hấp dẫn bệnh nhân BHYT; thu phí dịch vụ cao hơn đối với các phòng hạng sang hơn; chính sách tiêu chuẩn lâm sàng nhƣ nhau cho tất cả bệnh nhân (bao gồm thuốc, xét nghiệm chẩn đoán, chẩn đoán hình ảnh); nhân viên bệnh viện không còn theo chế độ công chức và đƣợc bệnh viện tuyển dụng theo Luật tƣ nhân: tự do đặt mức lƣơng nhân viên cao hơn để khích lệ nhân viên mà không gây ảnh hƣởng tiêu cực nhƣ chi trả phí dịch vụ hoặc dựa theo lợi nhuận; Hội đồng chỉ đạo (Management Board) đã hoạt động hiệu quả trong việc giám sát quản lý và huy động nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển của bệnh viện.

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số Bệnh viện ở Việt Nam

Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh lớn nhất nƣớc trực thuộc Bộ Y tế quản lý, có hạ tầng cơ sở khang trang, thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, có đội ngũ giáo sƣ, tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ, kỹ sƣ, y tá, hộ lý và các nhân viên giàu kinh nghiệm. Ngày 26/12/2006 Bộ Trƣởng Bộ Y tế ký quyết định số 5550/QD-BYT về giao quyền tự chủ tài chính cho Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2007. Việc giao quyền tự chủ cho bệnh viện là một chủ trƣơng đúng đắn, nƣớc ta đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế do vậy việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao để ngƣời dân không phải ra nƣớc ngoài điều trị. Bệnh viện đã áp dụng chính sách xã hội hóa trong đầu tƣ trang thiết bị y tế chẩn đoán và phục vụ điều trị hiện đại: CT- Scanner, CT 64 dãy, máy chụp cộng hƣởng từ, Gia tốc tuyến tính…các thiết bị này đang đƣợc sử dụng rất hiệu quả.

Từ 01/07/2007 đến nay Bệnh viện đã giao quyền tự chủ tài chính đến tất cả các đơn vị có thu. Kết quả đạt đƣợc, giảm chi phí thất thoát chi phí thuốc, máu, dịch truyền, vật tƣ tiêu hao…xuồng mức thấp nhất, các đơn vị hạch toán đầy đủ, đúng chi phí đã sử dụng. Tiết kiệm chi phí hành chính, văn phòng phẩm, tiêu hao nguyên nhiên liệu, điện, nƣớc. Bƣớc đầu có tích lũy, năm 2005 Bệnh viện bị thiếu nguồn là 15 tỷ Vnd (theo kết quả kiểm toán Nhà nƣớc năm 2005). Sau 6 năm thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện đã bù đắp đƣợc nguồn thiếu hụt và trích lập quỹ đầu tƣ phát triển sự nghiệp (năm 2011 hơn 29 tỷ VND; Năm 2012 hơn 34 tỷ VND), phục vụ nâng cấp máy móc trang thiết bị y tế theo hƣớng chuyên sâu, phù hợp với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật.

Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng: Bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà Nẵng là bệnh viện chuyên khoa hạng I về lĩnh vực phụ sản và nhi đầu tiên của Thành phố Đà Nẵng. Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thực hiện dựa trên nghị định 43/2006 và nghị định 16/2015 của Chính Phủ. Nhằm tăng thêm nguồn thu, Bệnh viện đã mở rộng khu khám bệnh, mở rộng thêm khu xét nghiệm. Về công tác quản lý tài chính: triển khai hạch toán kế toán trực tiếp trên máy, nhằm tiết kiệm đƣợc thời gian, tiết kiệm đƣợc lao động, mang tính chuyên môn hoá cao đồng thời áp dụng đƣợc phần mềm vào công tác quản lý tài sản theo tiêu chuẩn ISO. Cải tiến quy trình quản lý thu viện phí, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thu chi, nhằm đáp ứng kịp thời chính xác cho việc tổng hợp báo cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trong việc thanh quyết toán viện phí. Cụ thể là triển khai việc thu viện phí tại từng khoa phòng nhằm giảm phiền hà đi lại cho bệnh nhân và ngƣời nhà, Bệnh viện cũng tiết kiệm đƣợc điện sử dụng cho cầu thang máy để bệnh nhân đi lại, tiết kiệm đƣợc chi phí bảo trì bảo dƣỡng, chi phí sữa chữa cầu thang máy.

Xây dựng kế hoạch thu chi phù hợp với kế hoạch khám chữa bệnh của Bệnh viện, thực hiện thu đúng thu đủ, chống thất thu, tạo đƣợc kết dƣ quỹ ngày một tăng. Từ đó có nguồn lực đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Đồng thời cũng cải thiện đƣợc đời sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên để họ yên tâm công tác và phục vụ ngƣời bệnh. Năm 2016 nguồn thu sự nghiệp của

bệnh viện là 246,262 tỷ đồng chiếm 76,8% tổng nguồn thu. Trong năm 2016, có hơn 50 Đoàn khách Quốc tế, các tổ chức phi chính phủ của các Quốc gia đến thăm và làm việc tại Bệnh viện nhƣ Nhật, Anh, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, Úc, Thụy Điển, Mỹ, Pakistan, Ấn độ, Campuchia, Lào... với mục đích trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu các hoạt động, năng lực, nhu cầu trang thiết bị cũng nhƣ đào tạo, hƣớng phát triển của bệnh viện và ký kết các dự án và triển khai dự án.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện công lập Việt Nam và Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

Thứ nhất, Lập kế hoạch chiến lƣợc: Đây là một quá trình trong đó ngƣời lãnh đạo nhìn thấy đƣợc tƣơng lai và triển khai những thủ tục và việc thực thi để cần thiết để đạt tới tƣơng lai đó. Trong kế hoạch chiến lƣợc ngƣời lập phải có cái nhìn bao quát không những chỉ là mục tiêu của bệnh viện mà phải có liên hệ môi trƣờng bên ngoài để hiểu đƣợc lực lƣợng và xu hƣớng sẽ tác động đến việc hoàn thành kế hoạch đó.

Thứ hai, Lập và giám sát kế hoạch ngân sách: Đây là khâu yếu trong hoạt động quản lý của bệnh viện hiện nay. Trong cơ chế tự chủ với những khó khăn của công tác quản lý tài chính bệnh viện cần phải lập và giám sát kế hoạch ngân sách, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách một cách kiện toàn vì việc cân đối tài chính là khó khăn không những về chi phí đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên mà ở cả việc đảm bảo cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho ngƣời dân.

Thứ ba, cải cách công tác quản lý bệnh viện: Trong công tác chuyên môn, các bệnh viện tổ chức tốt công tác thƣờng trực cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú; cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tƣ y tế; tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế chuyên môn, y đức; nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên.

Trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, cần xây dựng kế hoạch hoạt động theo hƣớng sát thực, làm tốt công tác đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo theo các chuyên ngành, kết hợp mời tuyến trên về đào tạo chuyển giao công nghệ đối với một số chuyên khoa mũi nhọn; Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, Các bệnh viện cần lập kế hoạch chọn ƣu tiên mua sắm, sửa chữa, bảo dƣỡng định kỳ các trang thiết bị máy móc; thực hiện tốt công tác xã hội hóa y tế, liên doanh liên kết hoặc góp vốn để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ y tế.

Thứ năm, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với việc xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” và phần mềm “Quản lý bệnh nhân” nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của bệnh viện và quản lý tốt hồ sơ hành chính, quá trình điều trị và các xét nghiệm đối với bệnh nhân; tăng cƣờng chất lƣợng thông tin của bệnh viện...Bên cạnh đó, các bệnh viện cần tăng cƣờng hợp tác quốc tế; duy trì mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nƣớc bạn; đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa y tế trên các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao kỹ thuật…

Tiểu kết chương 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã khái chung các khái niệm cơ bàn: bệnh viện công lập, quản lý tài chính tại bệnh viện công lập, đồng thời trình bày khái niệm nội dung cơ chế tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính tại bệnh viện công lập. Cũng trong chƣơng này, học viên đã trình bày kinh nghiệm quản lý tài chính của một số nƣớc ở Đông Nam Á, cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số bệnh viện của Việt Nam từ đó rút ra bài học trong công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập của Việt Nam nói chung và bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tỉnh Quảng Bình nói riêng.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI

2.1. Khái quát về Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện

Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới tiền thân là Bệnh viện Đồng Hới, trong thời kỳ Pháp thuộc gọi là Anbulancode Đồng Hới có 100 giƣờng. Tháng 9 năm 1973, trong cuộc mit tinh quần chúng để đón chào Lãnh tụ hai nƣớc Việt Nam và Cu Ba. Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng và đồng chí Fidel Castro - vị Lãnh tụ kính mến của nhân dân Cu Ba anh hùng đến thăm Quảng Bình. Đồng chí Fidel bày tỏ tình cảm và quyết định việc Cuba xây dựng một Bệnh viện hiện đại tặng nhân dân Đồng Hới - Quảng Bình, góp phần xây dựng lại nƣớc Việt Nam mƣời lần to đẹp hơn nhƣ mơ ƣớc của Bác Hồ.

Ngày 19/5/1974 nhân ngày sinh của Bác Hồ vĩ đại các công nhân xây dựng Cuba trong đội xây dựng Quốc tế Nguyễn Viết Xuân cùng với công nhân xây dựng của Việt Nam và cán bộ nhân dân Đồng Hới đã khởi công xây dựng Bệnh viện Đồng Hới.

Theo Quyết định số 348/TTg ngày 2/11/1979 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc giao Bệnh viện Đồng Hới do Cuba giúp ta xây dựng cho Bộ Y tế quản lý. Bệnh viện đƣợc giao nhiệm vụ tiếp nhận và vận hành Bệnh viện mới do các đồng chí Cuba anh em đang khẩn trƣơng xây dựng và hoàn thành.

Ngày 9/9/1981 Bệnh viện khánh thành có 462 giƣờng bệnh thực kê, đƣợc hình thành 19 khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng, 7 phòng chức năng, có đội ngũ cán bộ 721 ngƣời, trong đó: 116 Bác sỹ - Dƣợc sỹ, Kỹ sƣ, 295 cán bộ trung cấp và nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề trong vận hành bảo quản trang thiết bị. Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh, Bệnh viện là cơ sở thực hành cho học viện Y Huế tham gia vào việc đào tạo cán bộ đại học cho ngành.

Sự lớn mạnh trên gắn liền với sự viện trợ của Cuba trong 10 năm (1981-1991). Bệnh viện đã có 146 chuyên gia Cuba cùng làm việc, cố vấn về chuyên môn kỹ thuật và công tác quản lý Bệnh viện. Những tấm gƣơng ngời sáng của các đồng chí Cuba tận tụy hết lòng vì ngƣời bệnh, vì Bệnh viện vẫn đọng lại trong trái tim của chúng ta. Thời gian này Bệnh viện là điển hình của mô hình quản lý mới đƣợc Bộ Y tế đánh giá cao và nhiều đơn vị đến học tập kinh nghiệm.

Từ 1991-2001 Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện hoạt động với công suất 400 giƣờng bệnh. Không còn sự viện trợ về chuyên gia kỹ thuật và vật chất của bạn, là giai đoạn chuyển mình theo cơ chế mới, phát triển chuyên môn nâng cao chất lƣợng điều trị. Sau 10 năm hoạt động, cơ sở hạ tầng xuống cấp nhanh do thời tiết khắc nghiệt, trang thiết bị y tế xuống cấp hƣ hỏng do thời gian và điều kiện bảo hành bảo dƣỡng.

Ngày 30/12/2001 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức bàn giao Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới theo Công văn số 4240/VPCP VX ngày 13/9/2001 của văn phòng Chính phủ đồng ý chuyển giao Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới từ Bộ y tế về Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 4810/QĐ/BYT ngày 19/11/2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc chuyển giao Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới về Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Bình quản lý. Bệnh viện hoạt động gần 400 giƣờng bệnh, có 21 khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng, 6 phòng chức năng với 555 Cán bộ công nhân viên chức.

Đến ngày 29/11/2006 thực hiện Quyết định số 3195/QĐ UBND ngày 26/11/2006 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc chuyển giao Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh về trực thuộc Sở Y tế.

Ngày 30/9/2007 UBND Tỉnh Quảng Bình thực hiện Quyết định số 1163/ QĐ BYT ngày 5/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển giao Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới về trực thuộc Bộ Y tế quản lý cho đến nay. Trải qua hơn 35 năm hình thành và phát triển, hiện nay Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-CuBa Đồng Hới là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế với 620 giƣờng bệnh, gồm 39 khoa phòng, trong đó có 24 khoa lâm sàng, 07 khoa cận lâm sàng và 08 phòng chức năng. Tổng số cán bộ nhân viên của Bệnh viện hiện có 676 cán bộ gồm: 160 bác sĩ, 26 dƣợc sĩ, 257 điều dƣỡng, 36 hộ sinh, 45 kỹ thuật và 155 các chức danh khác.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – CuBa Đồng Hới là bệnh viện đa khoa hạng I có chức năng nhiệm vụ chăm sóc, khám và chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận từ nam Hà Tĩnh đến bắc Quảng Trị.

Cấp cứu – khám bệnh – chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc các Bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nƣớc. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng nhƣ tại địa phƣơng nơi Bệnh viện đóng.

Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên Đại học, Đại học và trung học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)