Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

1.4.1.1.Kinh nghiệm của Bình Dương

Bình Dương là tỉnh đứng đầu cả nước về phát triển khu công nghiệp năng động và có quy mô lớn với 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động. Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa của tỉnh Bình Dương thuộc nhóm cao nhất cả nước. Để các khu công nghiệp đi vào hoạt động thì cần phải có tiêu chuẩn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và người dân xung quanh. Trước đây, công suất các nhà máy nước nhỏ và nguồn cung là mạch nước ngầm, lại phải gánh cả hệ thống đường ống cũ kỹ từ thời kháng chiến mà không có sơ đồ quản lý, thất thoát rất lớn. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Bình Dương chủ trương nâng cấp các xí nghiệp cấp nước thành các công ty cấp nước và chuyển từ cơ chế “xin - cho” sang “mua - bán” để mua bán được ngành cấp nước Bình Dương đã đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước từ nhà máy đến các khu công nghiệp dài 15km. Mặt khác, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của tỉnh ngoài việc tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ đầu tư phát triển, địa phương đã huy động thêm nguồn vốn từ quỹ OECF(viện trợ phát triển không hoàn lại) của

Chính phủ Nhật Bản để cải tạo 10km đường ống và nguồn vốn DANIDA của Đan Mạch để đầu tư nhà máy nước khu vực Dĩ An, Thuận An công suất 15.000m3/ngđ với vốn đầu tư 3,6 triệu USD. Nhờ vào các nguồn vốn vay trong nước và quốc tế ngành cấp nước có điều kiện tiếp cận, mở rộng quan hệ quốc tế, tìm kiếm công nghệ hiện đại và phát triển sản xuất. Hiện tại tỷ lệ thất thoát nước của Bình Dương đứng thấp nhất cả nước với 7,8% chỉ sau Singapore (5,5%) và tốt hơn cả Nhật Bản (8%) do đó giá dịch vụ cấp nước ở mức cạnh tranh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, trở thành địa phương trong tốp đầu ngành cấp thoát nước Việt Nam.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương tập trung nhiều cảng biển, các hoạt động khai thác biển như xuất nhập khẩu, du lịch biển…diễn ra rất nhộn nhịp. Vì vậy mà nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn. Trong những năm qua, ngành cấp nước Hải Phòng đã thực hiện nhiều dự án đầu tư nhằm cải thiện điều kiện cấp nước cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Một số dự án tiêu biểu: Xây dựng các tuyến ống truyền tải cấp nước tại khu vực quận Đồ Sơn, cấp nước đảo Hòn Dáu; Xây dựng trạm bơm tăng áp Đình Vũ; Dự án mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hải Phòng giai đoạn 2 (vay vốn ngân hàng phát triển châu Á – ADB).

Nhằm học hỏi trao đổi kinh nghiệm quản lý cấp nước, cập nhật công nghệ xử lý nước tiên tiến cũng như tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế. Ngành cấp nước Hải Phòng thực hiện chương trình hợp tác với Chính phủ Phần Lan phát triển hệ thống cấp nước thành phố, nâng cao năng lực hoạt động cấp nước. Hợp tác mạnh mẽ với Cục nước thành phố Kitakyushu và một số tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản về áp dụng công nghệ mới, xử lý chất hữu cơ trong nước nguồn, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ trong quản lý nhà nước, tổ chức nhiều hội thảo ứng dụng chuyển giao công nghệ ngành nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)