Tăng cường xã hội hóa về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 101 - 103)

phố Hà Nội

Hoạt động sản xuất và cung cấp nước sạch được xác định là hoạt động thiết yếu phục vụ lợi ích chung của xã hội do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy nhiệm cho các tổ chức ngoài nhà nước thực hiện. Hoạt động này hiện nay ở thành phố Hà Nội vẫn do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện, còn một số tổ chức tư nhân cũng đứng ra sản xuất và cung cấp nước sạch. Đối với hoạt động này nhà nước cần phải quản lý bởi: Trước hết nước sạch khi sản xuất ra phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước, đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người; xét về mặt kinh tế xã hội giá nước phải phù hợp với thu nhập chung của xã hội và các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Để giảm bớt gánh nặng cho công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị, để huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào công tác cấp nước đô thị thì cần phải tăng cường xã hội hóa về cấp nước đô thị trên địa bàn

thành phố Hà Nội. Việc xã hội hóa cũng góp phần giảm sức ép về ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Để thực hiện tốt giải pháp này các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội cần thực hiện một số nội dung sau:

Tăng cường kêu gọi vốn đầu tư từ tư nhân vào hệ thống cơ sở hạ tầng cung cấp nước cho thành phố. Chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sinh hoạt, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nước. Việc cắt giảm ODA dẫn đến thiếu vốn đang tạo ra nhiều khó khăn, trong khi địa phương còn nhu cầu lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là nước sạch. Chính vì thế, cho phép các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khi có đủ các điều kiện về năng lực tài chính, công nghệ, năng lực quản lý. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư cấp nước: Nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư xây dựng các trạm khai thác, xử lý nước, xây dựng, cải tạo hệ thống đường ống phân phối cấp nước tại khu vực chưa có mạng lưới phân phối cấp nước. Trường hợp đặc biệt nhà đầu tư có thể tiếp nhận hệ thống mạng phân phối cấp nước do nhà nước đầu tư, khi nhà đầu tư quản lý yếu kém gây ra tình trạng thất thoát, thất thu cao, chất lượng dịch vụ không đảm bảo thì nhà nước hoàn toàn có thể thu hồi lại và để cho các doanh nghiệp khác tham gia quản lý hiệu quả hơn.

Huy động nguồn vốn từ bên ngoài thông việc bán trái phiếu, cổ phiếu thực hiện góp vốn nhưng không tham gia trực tiếp quản lý. Hình thức đầu tư gián tiếp này thì nhà đầu tư được hưởng các lợi ích từ việc đầu tư vốn như cổ tức, lợi tức, lãi tiền vay. Các hoạt động này được thực hiện thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Mặt khác, thành phố cũng cần chủ động cho phép các nhà đầu tư tiếp cận thuận lợi về lãi suất, thời hạn và quy mô vay vốn, cũng như chế độ thế chấp với nguồn vốn ưu

đãi từ Quỹ đầu tư phát triển. Chính sách tín dụng cần được thực hiện ở mức cao nhất theo quy định hiện hành của nhà nước dành cho các hạng mục khuyến khích đầu tư.

Bảo đảm từ việc đấu thầu cung ứng nước sạch thực hiện một cách công khai, minh bạch đến xây dựng và duy trì hệ thống thông tin đa dạng, cập nhật đầy đủ về sản xuất kinh doanh, cũng như các chế độ cần thiết có liên quan đến sản xuất và cung ứng nước sạch của thành phố để các nhà đầu tư tiếp cận một cách thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)