Nội dung quản lý nhà nước về cấp nước đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 36)

1.2. Quản lý nhà nƣớc về cấp nƣớc đô thị

1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước về cấp nước đô thị

1.2.6.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cấp nước đô thị và Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cấp nước

Cấp nước đô thị là một trong những vấn đề được các cấp, các ngành quan tâm. Chính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động cấp nước đô thị cũng như từng bước chuẩn hoá dần bộ máy tổ chức và cải cách cơ chế quản lý cấp nước đô thị cho phù hợp trong thời kỳ đổi mới. Để quản lý nhà nước về cấp nước đô thị thì các cơ quan nhà nước phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động cấp nước đô thị. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các Bộ, Ngành, các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp tỉnh sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan. Một số cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về cấp nước đô thị như:

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư 01/2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 117/2007/NĐ-CP của Chỉnh phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1929/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thống nhất quản lý cấp nước trên địa bàn cấp tỉnh. Ban hành các quy định cụ thể để quản lý hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn. Để quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh cần ban hành các văn bản quy định về cấp nước đô thị, xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích các đơn vị cấp nước tham gia cũng như có những cơ chế chính sách ưu đãi đối với người nghèo... Sở Xây dựng soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cấp nước đô thị trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền. UBND quận, huyện, thị xã

thuộc cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc quản lý cấp nước đô thị trên địa bàn theo sự phân cấp của UBND cấp tỉnh.

Song song với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cấp nước đô thị thì cần tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức, pháp luật về cấp nước để nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và người dân hiểu biết pháp luật về cấp nước đô thị. Các cơ quan quản lý nhà nước làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức, pháp luật về cấp nước vừa nâng cao nhận thức cho các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước đồng thời góp phần hạn chế những vi phạm trong hoạt động cấp nước cũng như nâng cao được tính hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.

1.2.6.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về cấp nước đô thị

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển cấp nước ở cấp quốc gia.

Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc: Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách về cấp nước đô thị và khu công nghiệp trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp ở cấp quốc gia; ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về cấp nước đô thị và khu công nghiệp; hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị và khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khoẻ cộng đồng, ban hành quy chuẩn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy chuẩn nước sạch trên phạm vi toàn quốc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình cấp nước; làm đầu mối vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bộ Tài chính: Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước; Phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch, ban hành khung giá nước sạch và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện trên phạm vi đô thị và khu công nghiệp toàn quốc.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và Uỷ ban nhân dân các cấp do mình quản lý. Sở Xây dựng các thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và khu công nghiệp;

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước cho các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý. Uỷ ban nhân dân các cấp áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn đơn vị cấp nước hoặc hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập mới đơn vị cấp nước. Tổ chức giám sát việc thực hiện thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước với khách hàng trên địa bàn, bảo đảm các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng.

Chỉ đạo trực tiếp Phối hợp hoạt động

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Sơ đồ 1.2. Phân cấp quản lý cấp nƣớc đô thị

1.2.6.3. Lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị

Lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị cũng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Nhà nước có vai trò định hướng và việc lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị là một trong những nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm cụ thể hóa vai trò định

Cấp Trung ương Chính phủ Bộ Y tế Bộ Tài chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Xây dựng Cấp địa phương Sở Xây dựng Sở Y tế UBND tỉnh, thành phố Sở Tài chính Sở Kế hoạch và Đầu tư

hướng của mình. Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch cấp nước đô thị trong địa giới hành chính do mình quản lý.

Lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị sẽ đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa bàn. Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước đô thị. Các cơ quan quản lý nhà nước khi lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị cần nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị. Khi lập quy hoạch cấp nước đô thị các cơ quan quản lý nhà nước phải dự báo được tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt, công cộng và nước cấp cho các khu công nghiệp trong khu vực, đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, nước ngầm qua đó đề xuất, lựa chọn phương án xử lý nước, phương án xây dựng hệ thống cấp nước đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Đồng thời xác định vị trí cho việc xây dựng công trình thu nước, các trạm xử lý nước sạch, các trạm bơm tăng áp và các công trình trên hệ thống. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho việc xây dựng các tuyến ống cấp nước, công trình thu nước, các trạm bơm tăng áp và trạm xử lý nước sạch. Đề xuất các biện pháp xây dựng, tài chính, kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội, đảm bảo tính khả thi của kế hoạch đầu tư tổng thể.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện sẽ lập các quy hoạch về cấp nước đô thị như quy hoạch nguồn nước mặt, quy hoạch hệ thống cấp nước… Các quy hoạch này là cơ sở quan trọng, định hướng cho việc phát triển cấp nước đô thị.

Bên cạnh việc lập các quy hoạch về cấp nước đô thị thì Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn cũng ban hành các kế hoạch để xác định mục tiêu và các biện pháp thực hiện trong quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Các kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho các đơn vị và xác định rõ tiến độ thực hiện.

1.2.6.4. Đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị

Đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị là nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Các cấp chính quyền đô thị có trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Vốn đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước trước đây lấy từ ngân sách nhà nước. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp có tính tự chủ cao, họ có thể vay vốn để đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất và cung cấp nước. Chính quyền địa phương tăng cường vai trò của mình trong kiểm tra, kiểm soát để nhằm đảm bảo cung cấp nước cho mọi nhu cầu dùng nước trong đô thị và đạt được mục tiêu trong quản lý kinh doanh nước sạch. Để đáp ứng nhu cầu quan trọng và chính đáng của các đô thị về việc cung cấp nước sạch, nhà nước tiến hành một số hoạt động đầu tư như: Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cũng như những thành phần kinh tế tư nhân để cải tạo và xây dựng mới các hệ thống cấp nước với các mô hình thích hợp cho mỗi vùng, mỗi đô thị; Nhà nước phải sử dụng công cụ pháp luật và xây dựng khung giá nước cho tất cả các đối tượng khách hàng; các công ty cấp nước có quyền tự chủ trong kinh doanh để tạo ra nguồn doanh thu từ các hoạt động của công ty; tạo ra được năng lực tài chính đủ mạnh để thu hút các khoản vay vốn với các điều kiện thương mại hoá nhằm đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống cấp nước hiện có.

1.2.6.5. Quản lý giá tiêu thụ, chống thất thoát, thất thu nước sạch

Quản lý giá tiêu thụ nước sạch là là nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị nhằm điều chỉnh giá nước phù hợp với sự biến động giá của thị trường. UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án giá nước sạch do đơn vị cấp nước trình và ban hành biểu giá nước sạch sinh hoạt cụ thể trên địa bàn phù hợp với khung giá do Bộ Tài chính ban hành. Giá tiêu thụ nước sạch được xác định giá theo đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá, đúng thẩm quyền và nằm trong khung giá hoặc giới hạn giá do Nhà nước quy định; nhưng phải phù hợp với chất lượng nước theo Quy chuẩn kỹ thuật

hiện hành do cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công bố hoặc ban hành.

Thất thoát nước là lượng nước mất đi không sử dụng, thường là do đường ống, phụ kiện, công trình bị hư hỏng để rò rỉ mất nước. Thất thu nước là lượng nước sử dụng nhưng không thu được tiền, thường là nước không qua đồng hồ hoặc nước lấy từ vòi nước trái phép. Điều này cho thấy lợi ích lớn lao của việc hạ thấp tỉ lệ thất thoát nước. Chống thất thoát, thất thu nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch cấp nước an toàn nhằm cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định.

1.2.6.6. Quản lý nhà nước về chất lượng nước cấp

Khi đời sống đô thị được nâng cao, việc đảm bảo chất lượng nước luôn là vấn đề nóng được người dân và xã hội quan tâm. Việc đảm bảo chất lượng nước cấp cho mục đích ăn uống và sinh hoạt được thực hiện thông qua chế độ nội kiểm và hậu kiểm.

Chất lượng nước được kiểm soát và giám sát chặt chẽ từ nguồn khai thác (nước sông, nước ngầm) đến mạng lưới nước cấp, các nhà máy nước, trạm cấp nước, các hộ gia đình. Các nhà máy nước thực hiện chế độ nội kiểm bằng việc lấy mẫu nước đầu vào (nguồn nước thô chưa qua xử lý) và nước sau xử lý đưa đến các phòng thí nghiệm đặt tại các nhà máy để phát hiện các chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh…Các kết quả xét nghiệm này sẽ được gửi đến Trung tâm Y tế dự phòng và Sở Y tế để làm căn cứ quản lý chất lượng nước cấp và các đơn vị cấp nước sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng nước do đơn vị mình cung cấp. Song song với chế độ nội kiểm thì Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng thành phố thực hiện kiểm tra vệ sinh chung, kiểm tra việc thực hiện chế độ nội kiểm của các cơ sở cấp nước, xét nghiệm nước thành phẩm đảm bảo vệ sinh và chất lượng nước tại các cơ sở cung cấp nước.

Công tác quản lý chất lượng nước cấp còn có sự tham gia của các đoàn kiểm tra liên ngành: Y tế - Xây dựng – Viện Y tế công cộng và các đơn vị liên

qua. Các hoạt động nội kiểm và ngoại kiểm được thực hiện thường xuyên và định kỳ theo quy định để đảm bảo đánh giá được chất lượng nguồn nước cấp ổn định, kịp thời khắc phục những sự cố.

1.2.6.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về cấp nước đô thị

Thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý các vi phạm, điều chỉnh và duy trì trật tự, kỉ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Do vậy, thanh tra kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về cấp nước đô thị là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước.

Nội dung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định trong hoạt động cấp nước bao gồm: thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cấp nước; phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về cấp nước; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về cấp nước, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về cấp nước đô thị. Thanh tra, kiểm tra trong cấp nước đô thị nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện các hành vi vi phạm trong hoạt động cấp nước đô thị. Thanh tra, kiểm tra cấp nước đô thị nhằm phát hiện và xử lý những đơn vị cung cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, các hành vi gây ô nhiễm nước sạch chưa sử dụng, các hành vi phát tán chất độc hại và các bệnh truyền nhiễm, bệnh dễ lây lan, các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức cá nhân khác trong hoạt động cấp nước…

Việc thanh tra hoạt động cấp nước đô thị thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị trên địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)