Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 70)

Đơn vị: m3/ngđ

Nguồn: Báo cáo hiện trạng cấp nước Hà Nội, Sở Xây dựng

2.2.2. Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Hà Nội

2.2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành một số cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về cấp nước đô thị như:

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 63/1998 QĐ-TTg “ phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020”.

Ngày 11 tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã ra Nghị định số 117/2007/NĐ- CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, đây là công cụ quản lý thống nhất có tính pháp lý cao, góp phần cải cách, thúc đẩy ngành cấp nước phát triển bền vững, ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ cấp nước, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng.

Nghị định số 124/2011/NĐ-CP, ngày 28/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 117/2007/NĐ-CP, ngày 11/7/2007 về sản xuất, cung

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

40.000

60.000

Ngày 02 tháng 01 năm 2008, Bộ Xây dựng đã ra thông tư 01/2008/TT- BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Để khắc phục tình trạng chênh lệch giá nước, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, Ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc nghiên cứu, sữa đổi, bổ sung và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất nước sạch. Ngày 15/05/2012 Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT - BTC - BXD - BNN xác định giá tiêu thụ nước sạch. Ngày 28/05/2012 Bộ tài chính đã có Thông tư số 88/2012/TT-BTC ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt.

Ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1929/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo quyết định này thì hoạt động cấp nước đô thị được coi là hoạt động kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước. Trong đó xem xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn, phát triển hoạt động cấp nước bền vững, khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính, khuyến khích sử dụng nước sạch an toàn và tiết kiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xã hội hóa ngành cấp nước.

Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.

Trong thời gian qua, để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị, Hà Nội đã kịp thời ban hành nhiều quy định pháp luật cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.

Để quy định về các hoạt động của các tổ chức, cá nhân, liên quan đến lĩnh vực sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước

tại các khu vực sử dụng nước sạch tập trung do Thành phố quản lý. Căn cứ theo điều kiện thực tế, UBND thành phố cũng đã ban hình quyết định 69/2013/QĐ-UBND Quy định về sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tiếp đó, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1789/QĐ-UBND phê duyệt danh mục phân cấp quản lý nhà nước về cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND, ngày 19/9/2016, của UBND thành phố. Theo quyết định, thành phố quản lý đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và hỗ trợ triển khai dự án cấp nước tập trung tại các quận, thị xã Sơn Tây; các khu vực có sử dụng nguồn nước sạch tập trung của thành phố và công trình cấp nước nông thôn tập trung trên địa bàn thành phố. Cấp huyện quản lý, duy tu, bảo trì các công trình cấp nước sạch tập trung hiện có tại địa phương đã được đầu tư bằng ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước mà chưa xã hội hóa quản lý sau đầu tư.

Nhằm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền địa phương, vừa tăng cường quyền hạn, trách nhiệm và tính tích cực, chủ động cho cơ sở, vừa bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của chính quyền Thành phố, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố, nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Ngày 03/5/2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ các công trình cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 69/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội.

Mặc dù UBND thành phố Hà Nội đã ban hành một số văn bản, chính sách trong quản lý nhà nước về cấp nước đô thị nhưng nhìn chung còn thiếu. Thiếu các quy định như quy chế quản lý cấp nước đô thị, thiếu quy định cụ thể về thẩm quyền của các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Bên cạnh đó Sở Xây dựng chưa ban hành nhiều văn bản hay tham mưu cho UBND thành phố ban hành các văn bản quản lý. Ngoài ra công tác hướng dẫn, kiểm tra đối với các địa phương trong việc cụ thể hóa cơ chế, chính sách, xây dựng và quản lý các dự án phát triển, khai thác sử dụng công trình cấp nước còn hạn chế, chưa được thường xuyên. Các chính sách về quản lý và phát triển ngành nước, đặc biệt là chính sách tài chính chưa được qui định cụ thể. Chưa có chính sách huy động các nguồn vốn trong toàn xã hội từ mọi thành phần kinh tế, để thúc đẩy sự phát triển ngành. Việc thi hành pháp luật còn yếu, chưa có bộ máy và cơ chế để thực hiện các luật, quy định đã ban hành.

2.2.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nước cấp nước đô thị trên địa bàn Hà Nội

Thực hiện theo quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 6 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thì đã chuyển chức năng, tổ chức quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị trong đó có lĩnh vực cấp nước từ Sở Giao thông vận tải sang Sở Xây dựng. Việc cung cấp nước hệ thống đô thị của thành phố được giao cho 4 công ty cung cấp nước đảm trách gồm: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco), Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Công ty CP Cấp nước Sơn Tây. Trong mỗi khu vực dịch vụ, mỗi công ty có trách nhiệm khai thác, sản xuất và cung cấp nước đã xử lý cho người sử dụng. Các công ty nước này phải đáp ứng được yêu cầu chất lượng theo quy định của Việt Nam và các tiêu chuẩn trong mức độ dịch vụ, phù hợp với nội dung trong các hợp đồng với khách hàng dùng nước.

Nguồn: Tác giả tổng hợp UBND TP Hà Nội Sở Xây dựng Phòng Hạ tầng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội Công ty Cổ phần nước Sơn Tây

Công ty CP ĐTXD và kinh doanh nước sạch VIWACO Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Công ty CP SXKD NS số 3 Xí nghiệp KDNS Ba Đình Xí nghiệp KDNS Đống Đa

Xí nghiệp KDNS Cầu Giấy

Xí nghiệp KDNS Hai Bà Trưng

2.2.2.3. Lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Công tác quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị có vai trò rất quan trọng, đây là vấn đề vừa mang tính chiến lược nhưng phải đi trước một bước làm cơ sở cho đầu tư cấp nước đô thị... Đồng thời là một trong những giải pháp chủ yếu để quản lý cấp nước đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội. Xác định rõ tầm quan trọng này, trong những năm qua thành phố Hà Nội đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư có hiệu quả cùng với sự giúp đỡ các sở, ban, ngành của thành phố; sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân; cấp ủy và chính quyền Thành phố đã thường xuyên quan tâm sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo đề ra giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị trên địa bàn.

Đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị thì UBND thành phố đã lập và hiện nay trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hiện có hai Quy hoạch liên quan đến lĩnh vực cấp nước: Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 và Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 18/4/2013. Và trong thời gian tới do các quy hoạch này đã đến thời hạn rà soát, điều chỉnh, đồng thời các quy hoạch phân khu đô thị được phê duyệt cũng có những thay đổi so với trước đây nên UBND Thành phố chấp thuận đề xuất của Sở Xây dựng, cho phép lập điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày

20/12/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đị -TTg

về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Và để từng bước thực hiện Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các dự án đầu tư đồng bộ hạ tầng đô thị, trọng tâm giải quyết thiếu nước ở các quận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Đảm bảo cấp nước ổn định về số lượng và chất lượng ở toàn bộ các quận và thị xã Sơn Tây; từng bước đầu tư cấp nước khu vực lân cận dọc trục đường Thăng Long, quốc lộ 32, quốc lộ 6, quốc lộ 1 và cấp nước cho các huyện ngoại thành; giảm dần khai thác nước ngầm, tăng nguồn nước mặt, giảm tỉ lệ thất thoát nước sạch, đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 9/3/2012 về việc phát triển hạ tầng cấp nước đô thị và các vùng lân cận thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Tiếp đến để đảm bảo cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn thành phố ngày 23/06/2017, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký ban hành kế hoạch số 148/KH-UBND về cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2020. Từ đó ta có thể thấy là các cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước đô thị đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị.

Về quan điểm lập quy hoạch, kế hoạch cấp nước đô thị của Thành phố Hà Nội đó là: Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch cấp nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2030; Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Hướng tới phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu

các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô

Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nƣớc của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

T

T Nhu cầu

Nhu cầu dùng nƣớc trung bình

(m3/ngđ) Nhu cầu dùng nƣớc max (m

3 /ngđ) Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050 Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050 1 Nhu cầu sử dụng

nước sinh hoạt 738.000 1.126.000 1.533.000 908.000 1.393.000 1.897.000 2 Nhu cầu sử dụng

nước công nghiệp 82.000 129.000 129.000 82.000 129.000 129.000

3 Nhu cầu sử dụng nước các loại hình dịch vụ khác 223.000 349.000 495.000 272.000 427.000 606.000 4 Nước thất thoát 224.000 335.000 419.000 298.000 410.000 513.000 Tổng nhu cầu sử dụng nước 1.287.000 1.939.000 2.576.000 1.560.000 2.359.000 3.145.000

Nguồn: Quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bảng 2.3. Công suất các nhà máy nƣớc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch Công suất (m3/ngđ) Nƣớc ngầm Nƣớc mặt Tổng công suất Đến năm 2020 623.500 1.140.000 1.763.500 Đến năm 2030 613.000 2.125.000 2.738.000 Đến năm 2050 578.000 2.750.000 3.328.000

Biểu đồ 2.3. Cân đối nhu cầu dùng nƣớc và tổng công suất nƣớc cấp giai đoạn 2020-2050

Đơn vị: nghìn m3/ngđ

Nguồn: Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2.2.2.4. Công tác quản lý đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị nên được UBND thành phố quan tâm và chú trọng thực hiện. Quy hoạch đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước đô thị chú trọng vào việc đầu tư xây dựng nhà máy, đầu tư các trạm bơm tăng áp chính, phát triển mạng lưới ống truyền trải, phân phối và dịch vụ cũng như đầu tư vào các dự án chống thất thoát nước. Cụ thể Hà Nội đã đầu tư vào các dự án tiêu biểu như sau:

Dự án cấp nước sông Đà: có công suất là 600.000m3/ngđ gồm 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư khoảng 158 triệu USD dự án sẽ cấp nước cho chuỗi đô thị: Sơn Tây, Xuân Mai, Hòa Lạc, Miếu Môn, Hà Đông, Hà Nội. Hiện tại, giai đoạn 1 với công suất 300.000m3/ngđ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trên các tuyến phố: Trần Duy Hưng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Trãi, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Tuân, Trường Chinh…

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2020 Năm 2030 Năm 2050

Nhu cầu dùng nước trung bình Nhu cầu dùng nước tối đa Tổng công suất các nhà máy nước

Dự án cấp nước sông Hồng do UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu và đề xuất với tổng công suất khoảng 300.000m3/ngđ chia làm 2 giai đoạn. Giai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)