Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 115)

thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thời gian qua trên địa bàn Hà Nội mặc dù công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như chất lượng nước chưa đảm bảo, tình trạng thất thoát, thất thu nước còn nhiều, mạng lưới cấp nước xuống cấp hay vỡ đường ống… Những tồn tại này một phần xuất phát từ nguyên nhân công tác thanh tra,

kiểm tra hoạt động cấp nước chưa thường xuyên và liên tục. Do đó để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị.

Thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp nước đô thị là để các cơ quan nhà nước kiểm tra chất lượng nước có đảm bảo, cấp nước có an toàn, các hoạt động từ thu nước, xử lý, sản xuất và phân phối có thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động cấp nước hay không… Công tác thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ phải được các cơ quan nhà nước tiến hành và thực hiện thường xuyên, phải gắn với tất cả các giai đoạn của quá trình cấp nước chứ không phải làm xong rồi mới thanh tra kiểm tra, phải đảm bảo từ khâu thu nước, xử lý nước và phân phối nước luôn luôn gắn với quá trình thanh tra, kiểm tra. Có như vậy thì mới phát hiện xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động cấp nước đô thị.

Những tồn tại trong công tác quản lý về cấp nước đô thị xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân xuất phát từ sự buông lỏng trong công tác thanh tra, kiểm tra. Việc tăng cường công tác thanh tra kiểm tra sẽ hạn chế được phần nào các hành vi vi phạm, việc thanh tra thường xuyên sẽ phát hiện những hành vi vi phạm và có biện pháp xử lý kịp thời. Vì thế đòi hỏi công tác thanh tra kiểm tra phải được tăng cường và triển khai tốt. Trọng tâm của giải pháp này là:

Đối với công tác kiểm tra chất lượng nước sạch: Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng nước tại các nhà máy, cơ sở cấp nước, bể chứa nước tại các khu chung cư. Chỉ đạo các đơn vị cấp nước phải thường xuyên kiểm tra và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nước của đơn vị. Hằng tuần, các nhà máy nước phải tự lấy mẫu để kiểm tra. Các công ty cấp nước của Hà Nội phải thường xuyên

và vệ sinh toàn bộ hệ thống đường ống dẫn nước, bể chứa trên địa bàn. Để kịp thời phát hiện và xử lý hiện tượng rò rỉ, thẩm thấu tại các bể chứa và hệ thống đường ống phân phối, bảo đảm cấp nước sạch cho nhân dân. Việc kiểm tra chất lượng nước sạch cần được tiến hành thường xuyên, liên tục cũng như trang bị những thiết bị hiện đại để phục vụ công tác thanh tra kiểm tra chất lượng nước cấp cho đô thị.

UBND thành phố cần có các quy định cụ thể về bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt tại các chung cư, nhà tập thể: quy định rõ tần suất thau rửa bể chứa, tần suất thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh và chất lượng nước tại các tòa nhà. Cần có quy chế xử phạt các trường hợp vi phạm. Đối với các đơn vị quản lý chung cư khi thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh và chất lượng nước phải báo cáo chính quyền địa phương và công bố cho người dân biết để cùng giám sát. Với các cơ sở cấp nước cần chủ động nâng cấp công nghệ xử lý nước, khắc phục ngay các tiêu chuẩn chưa đạt yêu cầu nhằm đảm bảo chất lượng nước theo quy định.

Đối với công tác thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cấp nước đô thị: Các cơ quan thanh tra chuyên ngành cần tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, việc thanh tra tập trung vào việc chấp hành các quy định pháp luật về cấp nước đô thị của các tổ chức, cá nhân liên quan. Cần tăng cường thanh tra để phát hiện các hành vi vi phạm, các hành vi cấm trong quản lý nhà nước về cấp nước đô thị theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP và Nghị định số 34/2005/NĐ-CP xử phạt về vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Bên cạnh đó UBND thành phố cần chỉ đạo các cơ quan nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các công trình cấp nước đô thị. Việc kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện các công trình cũng như chất lượng các công trình này. Phải đảm bảo các công trình cấp

nước đô thị được thực hiện đúng thời gian và tiến độ để không ảnh hưởng tới kế hoạch cấp nước của thành phố và nhu cầu sử dụng nước của người dân.

Tập trung triển khai công tác chống các hành vi liên quan đến lĩnh vực cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố nhằm phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Để giải pháp này phát huy hiệu quả thì hàng quý nên tổ chức các hội nghị chuyên đề về thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cấp nước đô thị nhằm rút ra những kinh nghiệm và có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng, thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ thanh tra kiểm tra đầy đủ cả về số lượng và chất lượng với các phương tiện làm việc để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao nhất.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mở đầu chương 3 tác giả trình bày một số yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới, cũng như nêu ra quan điểm quản lý nhà nước về cấp nước đô thị của thành phố Hà Nội và những mục tiêu trước mắt và lâu dài về hoạt động cấp nước của thành phố Hà Nội. Trọng tâm của chương 3 là tác giả đề ra 8 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới, cụ thể: Cần phải hoàn thiện bộ máy quản lý,tăng cường tuyên truyền và giáo dục ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, hoàn thiện các quy định liên quan đến công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch, tăng cường xã hội hóa và nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

KẾT LUẬN

Nước sạch là hàng hóa thiết yếu, gắn với nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Có được nguồn nước sạch trong sinh hoạt và sản xuất là tiền đề thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nâng cao chất lượng sống của người dân. Đặc thù của lĩnh vực cấp nước đô thị là dịch vụ hoạt động trong phạm vi rộng lớn, nhu cầu cấp nước ngày càng gia tăng và nó đóng góp vào sự phát triển chung của cả đô thị. Cần phải quản lý nhà nước về cấp nước đô thị để nguồn tài nguyên nước được khai thác, sử dụng hợp lý; đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất mọi người dân được tiếp cận, sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn, thường xuyên, liên tục; tránh bao cấp về giá; đảm bảo vấn đề sức khỏe con người thông qua kiểm soát chất lượng nước; nâng cao an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

Là một trong hai đô thị đặc biệt của cả nước, lĩnh vực cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự chi phối lớn của yếu tố đô thị hóa. Mức độ gia tăng dân số nhanh, tình trạng di dân từ các địa phương về thủ đô tăng, kinh tế xã hội phát triển nhanh đòi hỏi lĩnh vực cấp nước của thành phố luôn vận động, đổi mới để đáp ứng giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra, cải thiện hơn nữa đời sống cho người dân thủ đô. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài luận văn: “Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Trong điều kiện đặc thù, Hà Nội đã xây dựng được một bản quy hoạch có tầm nhìn dài hạn phù hợp với tổng thể phát triển chung của thành phố, là căn cứ quan trọng cho các nhà quản lý đô thị, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các thành phần kinh tế có mong muốn đầu tư vào cấp nước trên địa bàn Hà Nội. Trong thời gian qua, có thể thấy rằng trên địa bàn 98% người dân được tiếp cận dịch vụ cấp nước, đây là tỉ lệ cao so với mặt bằng chung của cả nước. Hệ thống cấp nước được đầu tư nâng cấp, áp dụng

khắc phục khi xảy ra sự cố. Hoạt động xã hội hóa diễn ra mạnh mẽ với những điều kiện ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế đóng góp nhiều hơn về nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ tham gia sâu rộng giúp cho lĩnh vực cấp nước của thành phố có những bước phát triển nhất định. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế trong chính sách, thủ tục đầu tư phát triển cấp nước, nhiều quy định còn chưa phù hợp với điều kiện thực tế, còn rườm rà. Tình trạng thiếu nước diễn ra ở một số nơi, đặc biệt thiếu nước cục bộ ở một số khu vực vào thời điểm hè, đời sống nhân dân bị đảo lộn trong thời gian dài. Giá nước ban hành chưa phù hợp với điều kiện phát triển của thành phố, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ngân sách thành phố hàng năm vẫn phải bố trí để bù đắp vào giá nước. Trong công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng các công trình đường ống cấp nước, bảo đảm chất lượng nước sạch chưa được nhìn nhận đúng mức dẫn đến những sự cố đường ống, nhiều khu vực nội đô chất lượng nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra phản ứng từ phía người dân. Trước thực trạng nêu trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sự phát triển của lĩnh vực cấp nước đô thị là tiền đề để đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội mà thủ đô Hà Nội đã đề ra, đóng góp vào công cuộc xây dựng và kiến thiết thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn xứng đáng hơn nữa là thủ đô, trái tim của cả nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư 01/2008/TT-BXD ngày 02 tháng 01 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

2. Bộ Xây dựng (2012), Thông tư 08/2012/TT-BXD ngày 21 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn.

3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 88/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 5 năm 2012 về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt.

4. Các Mác – Ph. Ăng ghen, toàn tập, tập 23

5. Chính phủ (2007), Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

6. Chính phủ (2011), Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

7. Chính phủ (2016), Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2016 quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.

8. Hoàng Đình Thu (2005), Giáo trình cấp thoát nước đô thị, NXB Hà Nội 9. Liên Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ (1990), thông tư

31/TTLT ngày 20/11/1990 của Liên Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ hướng dẫn thực hiện Quyết định số 132-HĐBT ngày 5 tháng 5 năm 1990 về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị.

10. Lê Chi Mai (2004), Quản lý dịch vụ công, NXB. Thống kê, Hà Nội

11. Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình Lý luận Hành chính nhà nước, NXB. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

12. Nguyễn Đình Hương (2001), Giáo trình Quản lý đô thị, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

13. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

14. Phạm Kim Giao (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về đô thị, Học viện Hành chính, Hà Nội.

15. Phùng Kim Thu (2007), Quản lý nhà nước về tài chính đối với việc sản xuất, cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn quản thạc sĩ quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội 16. Quốc hội (2012), Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng

6 năm 2012.

17. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

18. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

19. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2147/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2010 Phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025.

20. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09 tháng 08 năm 2016 Phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025.

21. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát

triển kinh tế – xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

22. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21 tháng 03 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

23. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), NXB Hà Nội, Hà Nội.

24. UBND Thành phố Hà Nội (2017), Báo cáo số 536/BC-CTK về tình hình kinh tế xã hội năm 2017

25. UBND Thành phố Hà Nội (2017), Kế hoạch số 148/KH-UBND về cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn giai đoạn 2017 – 2020

26. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/09/2013 về việc ban hành giá bán nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

27. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 19/09/2013 về việc phê duyệt phương án giá tiêu thụ nước sạch không dùng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

28. UBND Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 69/2013/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2013 Ban hành quy định về sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình nước sạch trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp nước đô thị trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)