Pháp luật là công cụ để nhà nước điều chỉnh, quản lý các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Yếu tố pháp luật tác động đến công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị thể hiện ở chỗ: Nếu hệ thống pháp luật về cấp nước đô thị đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ thì sẽ giúp các cơ quan nhà nước quản lý một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Ngược lại hệ thống pháp luật về cấp nước đô thị không đầy đủ, nhiều kẻ hở, lỏng lẻo và chồng chéo sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc áp dụng để xử lý các quan hệ phát sinh trong quá trình cấp nước đô thị, tạo nên sự lúng túng khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước.
Pháp luật tạo điều kiện để nhà nước thực hiện được vai trò người điều hành nền kinh tế thị trường, pháp luật còn là công cụ để nhà nước kiểm tra các hoạt động, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Có thể nhận thấy yếu tố pháp luật có sự tác động và ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Do đó để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị cần hoàn thiện chính sách pháp luật và các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị cấp nước đô thị và khách hàng sử dụng nước phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan đến cấp nước đô thị.
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
Khi nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị thì điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng phần nào đến hoạt động quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.
Những thuận lợi và khó khăn từ điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị thể hiện ở chỗ: Nguồn nước dồi dào và phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước thực
hiện tốt các dự án, cũng như mục tiêu đề ra. Ngược lại tình trạng biến đổi khí hậu, lụt bão hay hạn hán đều gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Tình trạng bão lụt gây ra những hệ lụy và hậu quả liên quan đến cấp nước đô thị đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải giải quyết như nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, hư hỏng, thiệt hại hệ thống cấp nước, công tác vệ sinh môi trường, rác thải ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước… đó đều là những vấn đề khó khăn gây trở ngại cho công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Tình trạng hạn hán sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc đảm bảo đủ nguồn nước để cung cấp cho người dân. Đây là những yếu tố thuộc về tự nhiên khó lường trước tuy nhiên trong công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị cũng cần phải tính tới và khi thực hiện các dự án, mục tiêu thì cần phân tích kỹ các yếu tố thuộc về tự nhiên để có sự điều chỉnh, quản lý cho phù hợp.
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng không hề nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Điều kiện kinh tế - xã hội vừa tạo điều kiện thuận lợi và gây khó khăn cho quá trình quản lý nước về cấp nước đô thị.
Quá trình đô thị hóa, bùng nổ dân số sẽ khiến nhu cầu sử dụng nước sạch ở đô thị ngày càng nâng cao điều này sẽ gây khó khăn và áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Đó sẽ là gánh nặng và bài toán mà các cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước đô thị phải đau đầu suy nghĩ. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị cũng có sự phát triển tương ứng nếu không sẽ bị tụt hậu. Kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi các cơ quan quản lý phải đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại và đầu tư thêm nguồn nhân lực để giải quyết các công việc liên quan đến cấp nước đô thị. Ngoài ra điều kiện kinh tế xã hội sẽ nảy sinh và xuất hiện nhiều hành vi vi phạm ngày càng phức tạp trong hoạt động cấp
nước đô thị, điều này sẽ phần nào gây ra sự khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị.
Những điều kiện thuận lợi từ điều kiện kinh tế - xã hội mang lại cho công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị thể hiện ở chỗ: Khi nền kinh tế - xã hội phát triển thì nhà nước sẽ có thêm ngân sách để đầu tư cho công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị, các cơ quan nhà nước sẽ được trang bị nhiều phương tiện, máy móc hiện đại để đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời đại mới. Điều kiện kinh tế - xã hội kéo theo các ngành nghề khác cùng phát triển khi đó công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị sẽ có thêm sự hỗ trợ để phát triển.
1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị nước về cấp nước đô thị
Quản lý nhà nước trong bất kỳ hoạt động nào thì yếu tố con người đều có sự ảnh hưởng đến công tác quản lý. Nguồn nhân lực giỏi và dồi dào thì công tác quản lý sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn. Ngược lại nguồn nhân lực thiếu và không có năng lực thì quá trình quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Quản lý nhà nước về cấp nước đô thị hiệu quả hay không hiệu quả là phụ thuộc vào chính những con người được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Nếu độ ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn, nghiệp vụ thì họ thực hiện chức năng của mình một cách dễ dàng, hiệu quả hơn, điều đó có nghĩa là công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại đội ngũ cán bộ, công chức không có chuyên môn, chưa được đào tạo về nghiệp vụ nhưng vẫn được giao trọng trách quản lý nhà nước về cấp nước đô thị thì kết quả công việc sẽ không cao.
Sự ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ, công chức đến công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị còn thể hiện ở chỗ nếu ý thức tuân thủ pháp luật và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức không cao thì hiệu quả
hoạt động trong quản lý nhà nước về cấp nước đô thị cũng tỉ lệ thuận với ý thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Ngược lại ý thức tuân thủ pháp luật và tinh thần trách nhiệm của những cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị cao thì sẽ mang lại hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm, có chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này còn ngược lại. Việc không có chuyên môn sẽ dẫn đến việc không nắm vững các quy định liên quan đến cấp nước thì rất khó trong thực thi công vụ liên quan đến lĩnh vực mình được giao và rõ ràng là hiệu quả quản lý sẽ giảm.
1.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và của các đơn vị cấp nước cấp nước
Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị cấp nước và ý thức chấp hành pháp luật của khách hàng sử dụng nước cũng có sự tác động đến công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị. Ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị và khách hàng sử dụng nước tốt sẽ giúp quá trình quản lý nhà nước về cấp nước đô thị được dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngược lại ý thức chấp hành pháp luật về cấp nước đô thị của các đơn vị cấp nước và người dân không tốt sẽ gây cản trở và khó khăn cho công tác quản lý, các cơ quan nhà nước phải dành nhiều thời gian hơn để tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật cho các bên liên quan, phải dành thời gian để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động cấp nước đô thị xuất pháp từ ý thức của các bên tham gia, nhà nước phải dành thời gian để xử lý những vi phạm liên quan đến cấp nước đô thị… Do đó trong thời gian tới muốn hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về cấp nước đô thị cần phải làm tốt công tác tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể liên quan trong hoạt động cấp nước đô thị.
1.3.6. Áp dụng khoa học, công nghệ
Ứng dụng khoa học công nghệ vào trong hoạt động cấp nước sẽ thay thế được những công đoạn cần đến con người, thay đổi cách thức từ quản lý - vận hành trực tiếp sang điều hành - giám sát thông qua các số liệu báo cáo từ hệ thống vì vậy mà chi phí nhân công giảm, giá nước giảm. Hoạt động quản lý diễn ra thông qua hệ thống mạng kết nối, các dữ liệu thông tin được cập nhật và báo cáo kịp thời. Với việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý nước cho phép loại bỏ tối đa những thành phần hóa học có trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các cơ quan cũng vì thế mà có được kết quả nhanh chóng, chính xác.
1.4. Kinh nghiệm trong nƣớc và nƣớc ngoài về quản lý cấp nƣớc đô thị
1.4.1. Kinh nghiệm trong nước
1.4.1.1.Kinh nghiệm của Bình Dương
Bình Dương là tỉnh đứng đầu cả nước về phát triển khu công nghiệp năng động và có quy mô lớn với 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động. Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa của tỉnh Bình Dương thuộc nhóm cao nhất cả nước. Để các khu công nghiệp đi vào hoạt động thì cần phải có tiêu chuẩn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và người dân xung quanh. Trước đây, công suất các nhà máy nước nhỏ và nguồn cung là mạch nước ngầm, lại phải gánh cả hệ thống đường ống cũ kỹ từ thời kháng chiến mà không có sơ đồ quản lý, thất thoát rất lớn. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Bình Dương chủ trương nâng cấp các xí nghiệp cấp nước thành các công ty cấp nước và chuyển từ cơ chế “xin - cho” sang “mua - bán” để mua bán được ngành cấp nước Bình Dương đã đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước từ nhà máy đến các khu công nghiệp dài 15km. Mặt khác, đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của tỉnh ngoài việc tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ đầu tư phát triển, địa phương đã huy động thêm nguồn vốn từ quỹ OECF(viện trợ phát triển không hoàn lại) của
Chính phủ Nhật Bản để cải tạo 10km đường ống và nguồn vốn DANIDA của Đan Mạch để đầu tư nhà máy nước khu vực Dĩ An, Thuận An công suất 15.000m3/ngđ với vốn đầu tư 3,6 triệu USD. Nhờ vào các nguồn vốn vay trong nước và quốc tế ngành cấp nước có điều kiện tiếp cận, mở rộng quan hệ quốc tế, tìm kiếm công nghệ hiện đại và phát triển sản xuất. Hiện tại tỷ lệ thất thoát nước của Bình Dương đứng thấp nhất cả nước với 7,8% chỉ sau Singapore (5,5%) và tốt hơn cả Nhật Bản (8%) do đó giá dịch vụ cấp nước ở mức cạnh tranh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, trở thành địa phương trong tốp đầu ngành cấp thoát nước Việt Nam.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng
Hải Phòng là địa phương tập trung nhiều cảng biển, các hoạt động khai thác biển như xuất nhập khẩu, du lịch biển…diễn ra rất nhộn nhịp. Vì vậy mà nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất là rất lớn. Trong những năm qua, ngành cấp nước Hải Phòng đã thực hiện nhiều dự án đầu tư nhằm cải thiện điều kiện cấp nước cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Một số dự án tiêu biểu: Xây dựng các tuyến ống truyền tải cấp nước tại khu vực quận Đồ Sơn, cấp nước đảo Hòn Dáu; Xây dựng trạm bơm tăng áp Đình Vũ; Dự án mở rộng hệ thống cấp nước thành phố Hải Phòng giai đoạn 2 (vay vốn ngân hàng phát triển châu Á – ADB).
Nhằm học hỏi trao đổi kinh nghiệm quản lý cấp nước, cập nhật công nghệ xử lý nước tiên tiến cũng như tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế. Ngành cấp nước Hải Phòng thực hiện chương trình hợp tác với Chính phủ Phần Lan phát triển hệ thống cấp nước thành phố, nâng cao năng lực hoạt động cấp nước. Hợp tác mạnh mẽ với Cục nước thành phố Kitakyushu và một số tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản về áp dụng công nghệ mới, xử lý chất hữu cơ trong nước nguồn, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo cán bộ trong quản lý nhà nước, tổ chức nhiều hội thảo ứng dụng chuyển giao công nghệ ngành nước
1.4.2. Kinh nghiệm nước ngoài
1.4.2.1. Kinh nghiệm Australia
Australia có điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt và có nhiều điểm tương đồng đối với Việt Nam. Rất nhiều thành phố của Úc sẽ bị thiếu nước trong tương lai do thay đổi khí hậu, hạn hán và ô nhiễm làm hạn chế nguồn tài nguyên nước. Tuy vậy Chính phủ Australia đã có những chính sách thiết thực trong cải cách ngành nước, đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân.
Điểm nổi bật trong lộ trình cải cách ngành nước và quản lý rủi ro trong cấp nước tại Australia chính là xây dựng được Ủy ban nước quốc gia là cơ quan đầu mối quản lý chung về hoạt động của ngành nước; Hướng dẫn về quản trị chất lượng nước quốc gia với khung quản lý bao gồm những bước rất cụ thể, chi tiết. Điều này cho phép ngành nước Australia đa dạng hóa các nguồn cung cấp, an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả.
Bên cạnh nguồn nước đa dạng, ngành nước Australia rất chú trọng phát triển và áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong khử mặn, tái chế, tái sử dụng nguồn nước cho các mục đích khác nhau. Và mỗi một mục đích sử dụng khác nhau đó lại có những quy định, quy chuẩn riêng.
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Singapore
Từ một nước khan hiếm nguồn nước phục vụ cho mọi hoạt động của đời sống, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia quản lý nguồn nước hiệu quả hàng đầu thế giới. Có nhiều lý do quyết định thành công của quốc gia này bao gồm quản lý nguồn cung và cầu đối với nước, xây dựng quy hoạch dài hạn, ý chí mạnh mẽ trong việc thực hiện các kế hoạch, khung pháp lý và quy định, nguồn lực lao động năng động, có kinh nghiệm, cùng sự quản lý hiệu quả toàn bộ chu trình nước của Cơ quan nước quốc gia Singapore.
Singapore là một trong số ít các quốc gia đưa vấn đề nguồn cung cấp nước vào chiến lược phát triển tổng thể của nước này. Theo đó, quốc gia này không
chỉ chú trọng tới lượng cung mà còn tính đến các khía cạnh khác như: chất lượng, chi phí sản xuất và quản lý nước. Để tăng cường và bảo đảm an ninh nguồn nước Singapore cũng tìm cách hạn chế thất thoát, kể cả rò rỉ đường ống, từ mức 9,5% năm 1990 còn 5% vào năm 2016 - tỷ lệ thấp nhất thế giới.
Giáo dục cộng đồng là một trụ cột quan trọng trong chiến lược quản lý nhu cầu nước của Singapore. Vấn đề bảo tồn nguồn nước đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường tiểu học, bên cạnh các chương trình giáo dục và tài liệu dành cho công nhân xây dựng nước ngoài và người giúp việc