Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp cĩ vốn đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 27 - 34)

trực tiếp nước ngồi tại địa bàn cấp tỉnh

Việc xác định mục tiêu quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI là điểm khởi đầu và là khâu quan trọng nhất của quá trình quản lý. Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI là nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản trong quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngồi và suy cho cùng là làm thế nào để loại hình doanh nghiệp này hoạt động cĩ hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn tiếp nhận đầu tư.

Trên cơ sở đĩ, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI nhằm đạt các mục tiêu sau:

Thứ nhất, thơng qua quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp FDI sẽ phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngồi và chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, thực hiện CNH - HĐH, tạo sự năng động cho nền kinh tế nhiều thành phần trong nước. Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế cĩ vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển. Thu hút đầu tư nước ngồi là chủ trương quan trọng, gĩp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH phát triển của đất nước.

Thứ hai, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI giúp nhà nước dần dần hồn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, cơ chế chính sách thu hút, quản lý các doanh nghiệp FDI.

Thứ ba, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động các doanh nghiệp FDI trước biến động của thị trường.

Thứ tư, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI cịn nhằm thực hiện các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, trong đĩ việc thu hút vốn, cơng nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngồi phải đặt lên hàng đầu như: ưu tiên thu hút các dự án FDI cĩ cơng nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với mơi trường.

Thứ năm, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính bền vững...

Thứ sáu, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI nhằm tạo mơi trường pháp lý, mơi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động kinh doanh cĩ hiệu quả của doanh nghiệp FDI.

1.2.3. Nội dung của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại địa bàn cấp tỉnh

1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý

Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI được thơng qua các cơng cụ, chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch để định hướng các doanh nghiệp này theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của tỉnh.

Để các doanh nghiệp FDI tác động tích cực đến địa bàn tiếp nhận đầu tư, giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng thì việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thu hút FDI đĩng một vai trị rất quan trọng trong quản lý Nhà nước. Nâng cao hiệu năng của quản lý Nhà nước đối với FDI địi hỏi phải thống nhất quan điểm, nhận thức, từ những mơ hình thành cơng trong thực tiễn của các ngành, địa phương để hình thành thể chế, quy định chung của cả nước, tiếp cận với thể chế tốt nhất của những quốc gia đã thành cơng trong việc xử lý quan hệ Nhà nước với thị trường, tạo lập mơi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn, hình thành cơ cấu bộ máy và đội ngũ cơng chức làm việc cĩ hiệu quả. Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút FDI cần phải cĩ tính động, khơng được khép kín mà phải cĩ sự liên kết giữa các vùng và các địa phương, đảm bảo lợi ích của cả hai bên.

Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máy quản lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chức năng quản lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI.

Bên cạnh đĩ, quy hoạch khơng thể chạy theo số lượng mà cần quan tâm đến chất lượng dự án, theo quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh của thị trường. Nhà nước phải xây dựng kế hoạch hiệu quả, sát với tình hình thực tế hiện nay; cần chú trọng cơng tác dự báo, định hướng, cập nhật thơng tin trong nước và quốc tế, cơ chế linh hoạt trước biến động của thị trường trong nước và quốc tế.

Các Bộ chuyên ngành lập và cơng bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng dẫn

chính quyền địa phương thực hiện, bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa phát huy được tính năng động, sáng kiến của tỉnh, thành phố, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia.

Về chiến lược thu hút FDI thời gian tới, tập trung vào tiêu chí phát triển bền vững, ưu tiên phát triển các ngành cơng nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, năng lượng, đầu tư các ngành cơng nghiệp hỗ trợ.

1.2.3.2. Chính sách ưu đãi của Nhà nước

Vào cuối năm 2014, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa mơi trường đầu tư kinh doanh. Trong đĩ cĩ hai luật liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp FDI, đĩ là Luật Đầu tư ngày 26/11/2014 và Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014 và Chính phủ đã ban hành một số Nghị định, Thơng tư hướng dẫn nhằm quản lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Các chính sách ưu đãi tập trung vào hai nội dung chính là ưu đãi về tài chính và ưu đãi về chính sách đất đai.

- Chính sách ưu đãi về tài chính

Trong chính sách ưuđãi về tài chính, thì ưu đãi về thuế là chính sách được các nhà đầu tư nước ngồi quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Lộ trình điều chỉnh thuế Thu nhập doanh nghiệp từ 32% (1997) cho đến 25% (2009) và gần đây nhất là 22% (hiệu lực 01.01.2014), 20% (hiệu lực 01.01.2016) đã tạo một bước tiến lớn giúp các doanh nghiệp trong và ngồi nước “hào hứng” hơn với việc tiến hành kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định về mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế giảm thuế đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn cĩ điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khĩ khăn, khu kinh tế, khu cơng nghệ cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hố…nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quan tâm đến các lĩnh vực này.

Bên cạnh đĩ, thuế xuất nhập khẩu cũng gĩp phần tạo nên một mơi trường thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Theo đĩ, Luật thuế xuất nhập

khẩu cho phép miễn thuế trong các trường hợp: hàng hĩa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư… cùng với đĩ là sự ra đời những hiệp định về ưu đãi thuế xuất nhập khẩu trong phạm vi các nước ASEAN, WTO đã giúp các nhà đầu tư giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất sản xuất, xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Về chính sách tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra những chính sách hỗ trợ về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND ở mức 9% đối với nhu cầu vốn trong 5 lĩnh vực sau: phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn; xuất khẩu; cơng nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao.

- Chính sách ưu đãi về đất đai

Luật Đất đai 2013 và cĩ 05 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đĩ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Nghị định này thay thế Nghị định số 142/2005/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Theo quy định của Nghị định 46 thì tỷ lệ tính đơn giá thuê đất là 1%, trong một số trường hợp đặc biệt, UBND cĩ thể quyết định đơn giá cao hơn (khơng quá 3%) hoặc thấp hơn (khơng quá 0,5%). Chính phủ đã thơng qua việc miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng đất; đối tượng miễn nộp tiền thuê đất trong các trường hợp: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khĩ khăn; Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho cơng nhân của các khu cơng nghiệp,...

Ngồi ra, để kêu gọi đầu tư, Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về chuyển giao cơng nghệ, đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngồi hàng rào khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao.

Bên cạnh những chính sách chung theo quy định của pháp luật, các nhà đầu tư cĩ thể tham khảo các chính sách ưu đãi về mặt bằng thực hiện dự án, chi phí quảng cáo, thưởng mơi giới đầu tư… từ các địa phương mà mình tiến hành kinh doanh, tạo dựng cơ sở.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngồi giai đoạn 2011-2020, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lý quy hoạch. Nâng cao hiệu quả quản lý dịng vốn đầu tư nước ngồi, đồng thời xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.

1.2.3.3. Thẩm định dự án cấp phép và thực thi giấy phép

Thơng qua thẩm định, Nhà nước đánh giá được mức độ phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của ngành, địa phương; các mặt lợi hại của FDI nếu triển khai; cũng như thực hiện tốt hơn vai trị điều tiết vĩ mơ đối với doanh nghiệp FDI trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Và tương tự, các địa phương đánh giá được sự cần thiết của các dự án đầu tư FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mình dựa trên sự phù hợp quy hoạch.

Khi thẩm định, Nhà nước và cấp địa phương cần tơn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp FDI trong quan hệ hài hồ với lợi ích chung xã hội và cần phải đưa ra các kết luận rõ ràng, chính xác về tồn bộ dự án FDI được thẩm định xong. Trong quá trình thẩm định, các cơ quan cấp giấp phép thường xem xét kỹ các nội dung như: tư cách pháp lý, năng lực tài chính của đầu tư nước ngồi; mức độ phù hợp của mục tiêu dự án FDI với quy hoạch chung; trình độ kỹ thuật, cơng nghệ áp dụng phù hợp với địa bàn tiếp nhận đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội do doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động tạo ra.

1.2.3.4. Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp

Cơng tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp FDI giúp phát hiện điểm bất hợp lý, sai trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến

nghị việc điều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngồi theo quy định của pháp luật.

Cơ quan Nhà nước cĩ thẩm quyền sẽ thực hiện việc giám sát bằng cách lập các đồn kiểm tra thực địa, hoặc yêu cầu báo cáo từ các doanh nghiệp. Đồng thời, cơng tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển các vùng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu...;

Đồng thời thơng qua việc thanh tra, kiểm tra và giám sát, cịn tạo ra nguồn thơng tin phản hồi từ doanh nghiệp FDI để các cơ quan quản lý Nhà nước cĩ căn cứ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đã ban hành.

Ngồi ra, việc thẩm tra để sàng lọc bớt các nhà đầu tư thiếu năng lực là cần thiết nhưng để quản lý các dự án đầu tư FDI hiệu quả, khâu hậu kiểm sau cấp phép là quan trọng nhất. Đặc biệt, các văn bản pháp luật sửa đổi trong thời gian tới cần theo hướng xử lý mạnh tay hơn với các hành vi sai phạm; đồng thời cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên ngành trong hoạt động giám sát các dự án đầu tư nước ngồi.

Việc phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngồi cho chính quyền địa phương đã đem lại sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, cơ chế phân cấp này đã nảy sinh nhiều bất cập, nhất là khi thu hút đầu tư nước ngồi của nước ta bước sang giai đoạn mới, với định hướng coi trọng chất lượng hơn số lượng.

Khơng thể phủ nhận chủ trương phân cấp quản lý đầu tư nước ngồi cho chính quyền địa phương thời gian qua đã cĩ tác động tích cực đến tính chủ động của các địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện mơi trường đầu tư... Tuy nhiên, do năng lực thẩm định các dự án đầu tư nước ngồi lớn của cán bộ tại một số địa phương cịn hạn chế nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà

khơng bảo đảm các điều kiện cần thiết. Việc cấp phép đầu tư quá dễ dàng khiến cho nhiều dự án được cấp phép đã phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng; nhiều dự án cĩ quy mơ lớn nhưng khơng triển khai hoặc triển khai chậm. Trong quá trình thực hiện cơng tác quản lý Nhà nước của địa phương mình, phần lớn các tỉnh, các địa phương cơng tác quản lý dự án sau giấy phép chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt khâu nắm tình hình vốn thực hiện.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi của một số nƣớc, các địa phƣơng và những bài học rút ra đối với Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)