Nội dung quảnlý chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nội dung quảnlý chi ngân sách cấp huyện

Hoạt động quản lý chi NSNN bao gồm các yếu tố sau: (i) hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi ngân sách; (ii) bộ máy quản lý chi ngân sách; (iii) quản lý chu trình ngân sách với 3 khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán; và (iii) công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng NSNN.

1.2.3.1. Hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi ngân sách cấp huyện

Tính pháp quyền đòi hỏi hoạt động quản lý chi NSNN phải căn cứ vào các quy định của pháp luật thể hiện bằng hệ thống luật và các văn bản pháp lý khác có liên quan đến tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; quy định các chế độ, định mức, nguyên tắc,…trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc.

Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý chi NSNN ở cấp huyện gồm có Luật NSNN 2002 và các văn băn hƣớng dẫn thi hành (có hiệu lực từ năm ngân sách 2004 đến hết năm 2016); Luật NSNN 2015 và Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 hƣớng dẫn thi hành Luật (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017); Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015; các Nghị định, Thông tƣ, Quyết định quy định cơ chế tài chính đối với các loại hình cơ quan, đơn vị hoặc ban hành chế độ, định mức chi tiêu ngân sách hoặc hƣớng dẫn xây dựng dự toán và hƣớng dẫn điều hành thu chi ngân sách hàng năm; Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố hàng năm; Quyết định của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện 6 về giao chỉ tiêu dự toán thu – chi ngân sách nhà nƣớc hàng năm; Nghị quyết của HĐND về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách ở địa phƣơng; (thêm một số văn bản bao gồm luật liên quan và các nghị định hƣớng dẫn thi hành cụ thể, còn nghị quyết của tp thì để ở chƣơng 2).

1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách cấp huyện

Bộ máy quản lý chi ngân sách cấp huyện đƣợc tổ chức nhƣ sau:

a. UBND cấp huyện:

UBND cấp huyện là cơ quanquản lý nhà nƣớc cao nhất ở cấp huyện, có những nhiệm vụ sau:

(1) Lập dự toán ngân sách địa phƣơng, phƣơng án phân bổ ngân sách cấp mình theo các quy định của Luật; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phƣơng trong trƣờng hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

(2) Lập quyết toán ngân sách địa phƣơng trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, báo cáo UBND và cơ quan tài chính cấp tỉnh.

(3) Kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp xã về lĩnh vực tài chính - ngân sách.

(4) Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp xã.

(5) Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phƣơng đƣợc HĐND quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách địa phƣơng.

(6) Phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn.

(7) Báo cáo, công khai ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

(8) Thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.

(9) Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phƣơng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật.

(10) Chủ tịch UBNDcấp huyện tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

b. Phòng Tài chính-Kế hoạch:

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp UBND cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý ngân sách tại địa phƣơng;

+ Hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán cấp huyện và UBND cấp xã (sau đây gọi tắt làcác đơn vị) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm;

+ Có trách nhiệm đảm bảo nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán;

hiện chế độ tài chính của chính quyền cấp phƣờngvà các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc quận; yêu cầu Kho bạc Nhà nƣớc tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vƣợt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nƣớc;

+ Thẩm định và thông báo quyết toán đối với các đơn vị sử dụng ngân sách;

c. Kho bạc nhà nƣớc:

+ Chịu sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh;

+ Chi trả và kiểm soát chi NSNN cho từng đối tƣợng thụ hƣởng theo dự toán đã đƣợc duyệt;

+ Tổ chức giao dịch, thanh toán với các ngân hàng; các đơn vị, cá nhân đƣợc NSNN cấp kinh phí và các đơn vị có mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nƣớc.

d. Các phòng ban có liên quan

Cơ quan thanh tra tham mƣu cho UBND quận thực hiện công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp tại các đơn vị trực thuộc; Văn phòng HĐND - UBND giữ vai trò trung gian giữa UBND cấp huyện và cơ quan tài chính cùng cấp cũng nhƣ các phòng chức năng khác trong quản lý chi ngân sách; các cơ quan chuyên môn khác tham gia phối hợp quản lý NSNN ở cấp huyện.

e. Các đơn vị sử dụng ngân sách (kể cả UBND phƣờng)

Tổ chức lập và phân bổ dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán chi ngân sách thuộc phạm vi đơn vị quản lý; chi tiêu đúng định mức, mục đích, đối tƣợng, tiết kiệm và hiệu quả. Chịu sự chỉ đạo của UBND quận và sự hƣớng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên môn cấp trên.

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN KHÁC KHO BẠC NHÀ NƢỚC UBND CẤP HUYỆN ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

Mối quan hệ giữa Kho bạc với các cơ quan chuyên môn của quận và giữa các cơ quan chuyên môn với nhau là quan hệ phối hợp, hỗ trợ.

Hình 1.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cấp huyện

Mối quan hệ chỉ đạo, chấp hành Mối quan hệ phối hợp

1.2.3.3. Lập dự toán chi NSNN:

Lập dự toán chi NSNN là dự trù các khoản chi NSNN bằng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Lập dự toán NSNN là khâu đầu tiên trong một chu trình NSNN, có ý nghĩa quyết định đối với hai khâu còn lại. Công tác này thực hiện tốt sẽ cho biết tƣơng đối chính xác số tiền cần phải bỏ ra từ NSNN trong một khoảng thời gian để thực hiện những công việc đã đƣợc hoạch định sẵn.

a. Mục đích cơ bản của việc lập dự toán là đảm bảo tính đúng đắn

của ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn cho các chỉ tiêu thu, chi ngân sách trong kỳ kế hoạch

b. Yêu cầu của công tác lập dự toán chi:

- Dự toán chi ngân sách cấp huyện phải tổng hợp theo từng khoản chi và theo cơ cấu chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên, dự phòng ngân sách.

- Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp đƣợc lập phải thể hiện đầy đủ các nội dung chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

- Dự toán chi ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán;

- Dự toán chi ngân sách cấp huyện phải cân bằng thu, chi.

c. Căn cứ lập dự toán chi:

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, bình đẳng giới; chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị ở địa phƣơng trong năm kế hoạch và định hƣớng phát triển của giai đoạn.

- Định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nƣớc;

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới;

- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc;

- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nƣớc năm trƣớc; - Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách đƣợc thông báo.

d. Trình tự thời gian lập dự toán chi NSNN cấp huyện:

Lập dự toán chi NSNN là thực hiện các công việc hƣớng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán chi.

năm sau bắt đầu từ giữa tháng 6, khi nhận đƣợc văn bản hƣớng dẫn của UBND cấp tỉnh và kéo dài cho đến cuối tháng 12 của năm hiện tại.

Bước 1: Hướng dẫn lập dự toán và thông báo số kiểm tra (trước 15/6 hàng năm)

Sau khi đƣợc UBND cấp tỉnh hƣớng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau và thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau, UBND cấp huyện thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm sau đến từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã.

Bước 2: Lập dự toán và tổng hợp dự toán (trước ngày 20 tháng 7 hàng năm)

- Lập dự toán tại các đơn vị và thảo luận dự toán:

+ Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để đƣợc xem xét, tổng hợp và gửi đơn vị dự toán cấp I. Các đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính.

+ Các tổ chức đƣợc NSNN hỗ trợ lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao gửi cơ quan tài chính.

+ Cơ quan tài chính các cấp chủ trì tổ chức thảo luận về dự toán chi ngân sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp.

- UBND cấp huyện lập dự toán chi ngân sách địa phƣơng; báo cáo Thƣờng trực HĐND xem xét trƣớc khi báo cáo UBND cấp tỉnh;

Bước 3: Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách năm sau (trước 31/12)

Trình tự quyết định dự toán và phân bổ ngân sách đƣợc quy định tại Điều 22 Nghị định 163, trong đó trình tự tại cấp huyện nhƣ sau:

- Trước ngày 10 tháng 12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phƣơng, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau. HĐND cấp huyện

quyết định dự toán ngân sách địa phƣơng, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách.

- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày HĐND quyết định dự toán ngân sách, UBND cùng cấp giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình và cấp dƣới; đồng thời, báo cáo UBND và cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

- Trước ngày 31 tháng 12, UBND các cấp ở địa phƣơng phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dƣới.

Trên thực tế, trƣờng hợp cấp trên quyết định dự toán vào ngày cuối cùng của thời hạn thì UBND cấp xã chỉ còn có 01 ngày để phân bổ dự toán ngân sách cấp mình.

1.2.3.4. Thực hiện dự toán chi NSNN tại cấp huyện

Thực hiện dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu chi trong dự toán chi NSNN

trở thành hiện thực. Đây là khâu cốt yếu, có ý nghĩa quyết định đối với một chu trình ngân sách bởi vì về cơ bản, nếu khâu lập dự toán đạt kết quả tốt mới chỉ dừng lại trên giấy tờ, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay không tùy thuộc vào khâu chấp hành ngân sách. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa thực hiện ngân sách chỉ đơn thuần là đảm bảo tuân thủ ngân sách dự kiến ban đầu mà phải thích ứng với các thay đổi khách quan trong quá trình thực hiện đồng thời tính đến hiệu quả hoạt động. Chấp hành tốt tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.

UBND cấp huyện tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN đã đƣợc quyết định.

a. Mục tiêu của thực hiện dự toán chi NSNN là:

- Biến các chỉ tiêu chi trong kế hoạch ngân sách năm từ dự kiến thành hiện thực, từ đó góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế, tài chính của nhà nƣớc đồng thời đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.

b. Nội dung tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN cấp huyện

Một là, phân bổ và giao dự toán ngân sách

- Sau khi đƣợc UBND quận giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán và UBND cấp xã thực hiện phân bổ dự toán ngân sách. Việc phân bổ và giao dự toán phải hoàn thành trƣớc ngày 31 tháng 12 năm hiện tại và bảo đảm các yêu cầu đƣợc quy định tại Điều 50 của Luật NSNN 2015.

- Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, có thể yêu cầu điều chỉnh lại trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách.

hoặc cá nhân nào đƣợc thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã đƣợc giao.

Hai là, tạm cấp ngân sách

Trong trƣờng hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phƣơng án phân bổ ngân sách chƣa đƣợc HĐND quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn đƣợc cho đến khi dự toán ngân sách đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định. Nội dung tạm cấp và mức tạm cấp thực hiện theo quy định của Luật.

Ba là, tổ chức chi ngân sách nhà nước

Tổ chức chi NSNN phải tuân thủ quy định về nguyên tắc, thủ tục, điều kiện chi. Trong đó cần lƣu ý một số vấn đề sau:

- Các khoản chi ngân sách chỉ đƣợc thực hiện khi có dự toán đƣợc cấp có thẩm quyền giao (trích Điều 8 Luật NSNN 2015)

- Sử dụng kinh phí ngân sách phải “đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả; chấp hành nghiêm kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính; chống lãng phí, chống tham nhũng” (trích Điều 54 Luật NSNN 2015).

- Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan kiểm soát chi. Thủ trƣởng cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định (trích Điều 34 Nghị định 163).

Bốn là, tổ chức điều hành ngân sách

(1) Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nƣớc

Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách: UBND cấp trên có thể quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc tạm ứng ngân sách cho cấp dƣới.

(2) Xử lý thay đổi dự toán chi trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nƣớc (trích Điều 52 Luật NSNN 2015)

- UBND trình Thƣờng trực HĐND cùng cấp quyết định việc điều chỉnh giảm một số khoản chi trong trƣờng hợp dự kiến số thu không đạt dự toán đƣợc giao; hoặc khi cần điều chỉnh dự toán ngân sách của đơn vị dự toán hoặc của cấp xã.

- Thƣờng trực HĐND quyết định sử dụng số tăng thu và số tiết kiệm chi ngân sách cấp mình.

(3) Bố trí và sử dụng dự phòng ngân sách (trích Điều 10 Luật NSNN 2015)

- Mức bố trí dự phòng từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách mỗi cấp. - UBND các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình. - Dự phòng ngân sách nhà nƣớc đƣợc dùng để chi khắc phục thiên tai, dịch bệnh; nhiệm vụ quốc phòng an ninh; những nhiệm vụ chƣa đƣợc dự toán và để hỗ trợ ngân sách cấp dƣới khi ngân sách cấp dƣới đã sử dụng hết dự phòng.

Và năm là, báo cáo tình hình chấp hành dự toán chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 44)