Kiến nghị với UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 108)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Kiến nghị với UBND Thành phố Hồ Chí Minh

- Việc giải ngân vốn đầu tƣ từ các nguồn vốn thành phố phân cấp còn bị động do thành phố hay ban hành quyết định giao vốn vào thời điểm cuối năm, quận rất khó khăn để hoàn thành chỉ tiêu giải ngân. Kiến nghị thành phố chỉ đạo các ban ngành tham mƣu bố trí vốn phân cấp năm sau chậm nhất là trong quý 1 để quận Quận chủ động điều hành sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ.

- Tránh việc ban hành hoặc điều chỉnh chính sách chi sau thời điểm bố trí dự toán và yêu cầu quận Quận tự cân đối từ ngân sách quận Quận. Cách làm này vi phạm nguyên tắc phân cấp ngân sách (giao nhiệm vụ chi nhƣng không bố trí nguồn thu). Đồng thời, để giảm thiểu khó khăn, lúng túng cho cấp Quận vì thiếu các định mức chi hoặc định mức chi không còn phù hợp, Thành phố cần khắc phục ngay tình trạng chậm ban hành hoặc chậm điều chỉnh các loại đơn giá, định mức chi thuộc thẩm quyền cấp tỉnh. Một số kiến

nghị cụ thể nhằm khắc phục các bất hợp lý hiện nay trong phân bổ dự toán ngân sách hàng năm:

+ Đối với định mức phân bổ kinh phí khoán: hiện nay có sự khác biệt khi tính toán kinh phí khoán phân bổ cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc với các cơ quan của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội. Ngoài 25% phụ cấp công vụ đƣợc hƣởng nhƣ các cơ quan hành chính thì ngƣời lao động trong cơ quan đảng và đoàn thể còn đƣợc hƣởng phụ cấp công tác đoàn thể (bằng 30% mức lƣơng hiện hƣởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo) mà không nêu rõ mục đích, ý nghĩa của khoản phụ cấp này. Do đó, cần xem xét lại cơ cấu định mức kinh phí khoán để đảm bảo tính hợp lý và cân đối giữa trách nhiệm với quyền lợi tại các cơ quan thực hiện chế độ khoán chi đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa các cơ quan này với nhau.

+ Phƣơng pháp phân bổ ngân sách chi khác cần đƣợc hoàn thiện. Số liệu giao dự toán chi khác tăng, giảm thất thƣờng các năm qua cho thấy thành phố vẫn còn lúng túng về phƣơng pháp phân bổ. Vì vậy cần xác lập một phƣơng pháp tính toán khoa học, hợp lý hơn cho nội dung này.

+ Quy định về phân bổ chi thƣờng xuyên NSNN đối với quốc phòng, an ninh cũng chƣa rõ ràng, chƣa có các mức phân bổ cụ thể. Kinh phí hỗ trợ hoạt động quốc phòng, an ninh đƣợc thành phố phân bổ cho các Quận theo phƣơng pháp chia bình quân, không xem xét đến yếu tố đặc thù địa phƣơng. Do đó, quận phân bổ cho các đơn vị Công an và Ban chỉ huy quân sự cũng không theo định mức. Đây chính là điều kiện tạo ra sự chủ quan, không minh bạch trong phân bổ ngân sách;

+ Chƣa có định mức chi cho các hoạt động phong trào đoàn thể, các cuộc giám sát của Mặt trận tổ quốc, định mức tiêu hao nhiên liệu,…Đối với những khoản chi này, đề nghị giao cho cấp Quận quyết định cụ thể mức chi cụ thể trong khung giới hạn của cấp trên.

+ Đối với kinh phí sự nghiệp GD&ĐT, trên cơ sở tổng kinh phí đƣợc cấp tỉnh bố trí (định mức chi tính trên số học sinh), đề nghị giao cấp Quận chủ

động lựa chọn các tiêu chí, định mức phân bổ phù hợp với đặc điểm địa phƣơng trong từng thời kỳ (gồm nhiều tiêu chí: số học sinh, số giáo viên, số lớp, số cơ sở trực thuộc, có phải là trƣờng chuẩn quốc gia hay không, dạy hai buổi hay một buổi,…). Việc phân bổ kinh phí sinh hoạt hè cho các phƣờng cũng đƣợc quận căn cứ theo nhiều tiêu chí: phân bổ cho hoạt động ở cấp quận 20%; ở cấp phƣờng 80%, trong đó 50% chia bình quân và 50% còn lại chia theo số học sinh tham gia sinh hoạt hè.

- Cải tiến cách thức, nội dung tổ chức thi tuyển công chức để nâng cao chất lƣợng đầu vào của đội ngũ CBCC cơ quan hành chính nhà nƣớc, áp dụng hình thức thi tuyển đối với các chức danh lãnh đạo. Bổ sung chức danh thủ quỹ tại các đơn vị giáo dục mầm non để việc quản lý tài chính tại đơn vị đƣợc chặt chẽ hơn.

- Hoàn thiện phƣơng thức đào tạo theo hƣớng tăng cƣờng thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế để công tác đào tạo mang lại hiệu quả cao. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo cần căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng của cơ quan, tổ chức thay vì chủ quan áp đặt từ trên xuống.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính mà đặc biệt là tinh thần và thái độ phục vụ của đội ngũ CBCC, viên chức làm nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách. Tăng cƣờng các biện pháp giám sát, kiểm tra công chức ngành tài chính, kho bạc, thanh tra, kiểm toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, xử lý nghiêm minh và công bằng các trƣờng hợp nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lƣợng hoạt động của chính quyền cấp Quận, các phƣờng trong công tác quản lý ngân sách, nhằm phổ biến kinh nghiệm, cải thiện hiệu quả công tác; xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; tăng cƣờng giám sát, kiểm tra, thanh tra; đồng thời, đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của cấp Quận, các phƣờng và của các ban ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 108)