Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong quảnlý chi ngân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong quảnlý chi ngân sách nhà

thu chi ngân sách phát sinh của các đơn vị sử dụng ngân sách theo đúng quy định.

Thanh tra huyện có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành ngân sách và quản lý ngân sách, quản lý tài sản của các tổ chức, cá nhân; xem xét giải quyết các đơn khiếu tố về tài chính; kiểm tra các vụ việc đã xảy ra trong hoạt động tài chính công.

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách của một số địa phƣơng khác và bài học rút ra đối với Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh bài học rút ra đối với Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc nhà nƣớc

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở Quận 1, TP. HCM:

Quận 1 nằm bên sông Sài Gòn, ở vị trí trung tâm TP. HCM, bao gồm Quận Nhất và Quận Nhì (Sài Gòn cũ) đƣợc sáp nhập vào năm 1976. Là nơi trú đóng của hàng trăm cơ quan ban ngành của Thành phố, Trung ƣơng và hàng chục cơ quan đại diện của nƣớc ngoài. Hoạt động dịch vụ tài chính - ngân hàng trên địa bàn Quận 1 diễn ra phong phú, đa dạng với số lƣợng khách hàng chiếm gần 90% của Thành phố. Là nơi tập trung nhiều khách sạn và doanh nghiệp từ khắp nơi trong và ngoài nƣớc; tập trung nhiều danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng cũng nhƣ những công trình văn hóa tồn tại cả hàng trăm năm. Những đặc điểm này là cơ sở cho nguồn thu dồi dào của ngân sách quận.

Thu ngân sách quận hàng năm đủ để quận tự cân đối thu – chi ngân sách. Nhƣng do thực hiện phân cấp nguồn thu nên hàng năm Thành phố vẫn bố trí khoản chi trợ cấp cân đối cho Quận 1 (với một tỷ lệ rất thấp: trung bình khoảng 7%).

Với kết quả thu ngân sách các năm qua luôn đạt và vƣợt cao so với kế hoạch, công tác điều hành chi NSNN tại Quận 1 có nhiều thuận lợi hơn các quận khác. Trong quá trình xây dựng, bố trí dự toán chi, Sở Tài chính áp dụng thống nhất các định mức, tiêu chuẩn chung đối với tất cả các quận huyện. Tuy nhiên, với đặc điểm là một quận trung tâm thành phố, cần tập trung đầu tƣ, phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội ở mức cao, Quận 1 đƣợc phép chi thêm một số nội dung đặc thù về phát triển mảng xanh, chi đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện công tác vệ sinh môi trƣờng, giữ gìn trật tự lòng lề đƣờng,… Các nội dung chi đặc thù nêu trên đƣợc sử dụng từ nguồn kết dƣ ngân sách quận hoặc nguồn tăng thu so với dự toán. Trong điều hành chi ngân sách Quận 1 có một số ƣu điểm sau:

Một là, không giải quyết các khoản chi nhỏ lẻ phát sinh mà tập trung cân đối chi những nội dung lớn;

Hai là, sử dụng thêm nguồn ngân sách quận để bố trí vốn đầu tƣ phát triển với tỷ trọng ngày càng tăng (tỷ trọng vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách quận năm cao nhất là 56,1%, tỷ trọng bình quân là 36,7%);

Ba là, chấp hành nghiêm túc các chủ trƣơng về tiết kiệm chi ngân sách tạo nguồn cải cách tiền lƣơng, tiết kiệm chi nhằm kiềm chế lạm phát, cắt giảm chi tiêu công,…nhƣng vẫn tập trung ngân sách quận đảm bảo chi bổ sung cho các nhiệm vụ quan trọng mà một quận trung tâm của Thành phố phải đảm nhận.

Nhờ đó, các năm qua Quận 1 đã có những bƣớc chuyển biến lớn lao trong xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa xã hội, giữ vững và phát huy ƣu

thế của một trung tâm thành phố về hành chính, ngoại giao, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, du lịch,…

1.3.1.2. Kinh nghiệm Quản lý chi ngân sách của Quận 7, TP.HCM

Quận 7 đƣợc hình thành lập vào ngày01 tháng 4 năm 1997 từHuyện Nhà Bè cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đông nam Thành phố. Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lƣợc khai thác giao thông thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, là cầu nối mở hƣớng phát triển của Thành phố với biển Đông và thế giới. Quận 7 phân chia thành 10 phƣờng: Phú Mỹ, Phú Thuận, Tân Phú, Tân Thuận Đông, Bình Thuận, Tân Thuận Tây, Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Phong, Tân Hƣng; phƣờng có diện tích lớn nhất là phƣờng Phú Thuận là 829 ha, phƣờng có diện tích nhỏ nhất là phƣớng Tân Quy là 86 ha. Qua quá trình điều hành nền kinh tế xã hội của Quận, đã có một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN ở Quận 7 nhƣ sau:

Thứ nhất, Trong quá trình quản lý chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tƣ của khu vực tƣ và đảm bảo phân phối công bằng xã hội nhƣ tập trung ƣu tiên mời gọi các thành phần kinh tế đầu tƣ dịch vụ vào các lĩnh vực trung tâm tài chính – ngân hàng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các loại hình dịch vụ hậu cần cho Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị Phú Mỹ Hƣng. Quận 7 cũng tập trung đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xây dựng kết nối hạ tầng giao thông giữa khu đô thị mới với các khu dân cƣ hiện hữu, gắn với xây dựng hệ thống thoát nƣớc, giảm dần các điểm ngập do triều cƣờng.

Thứ hai, Quản lý chi NSNN có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phƣơng diện phân cấp quản lý NSNN. Trong phân cấp ngân sách, cần

chú trọng cân đối NSTW và NSĐP nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phƣơng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, Kiểm tra quyết toán chi rất chú trọng đến hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành vàquyết toán NSNN đều đƣợc quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng.

Thứ tư, Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý NSNN luôn coi trọng hàng đầu trong định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thành phố Vũng Tàu là thành phố trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục – đào tạo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và là thành phố dầu khí của Việt Nam. Thành phố Vũng Tàu hiện có tổng diện tích 15.000 ha, chiếm khoảng 7,31% diện tích toàn tỉnh; có 17 đơn vị hành chính, gồm 16 phƣờng và 1 xã, với dân số hơn 400.000 ngƣời.Với nhiều bãi biển đẹp và nhiều di tích lịch sử văn hóa, Vũng Tàu là điểm đến hấp dẫn của du khách. Trong những năm qua, quản lý chi ngân sách trên địa bàn TP. Vũng Tàu có những bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hƣớng phục vụ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh, ổn định bền vững, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nƣớc.

Thứ hai, tập trung nguồn lực NSNN đầu tƣ vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch… Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hƣớng tăng cƣờng cho chi đầu tƣ phát triển và đảm bảo yêu cầu chi thƣờng xuyên, phát triển các hoạt

động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

Thứ tư, thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu (giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, giao thông vận tải…) trên cơ sở sửa đổi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nƣớc theo Nghị định số 130/2005/NĐ- CP của Chính phủ.

Thứ năm, Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội, nghiên cứu thực hiện cơ chế đầu tƣ cung cấp dịch vụ do nhà nƣớc đặt hàng đối với các tổ chức dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)