Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến quảnlý chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến quảnlý chi ngân

ngân sách tại Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Với điều kiện kinh tế- xã hội nhƣ vậy, đã tác động đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Quận Bình Thạnh:

Thứ nhất, kinh tế - xã hội của Quận tuy đã có sự phát triển nhất định, nhƣng vẫn chƣa đồng bộ, một số phƣờng trên địa bàn việc phân cấp thu còn chƣa đủ để bù chi cân đối. Do đó, việc điều hành ngân sách gặp không ít khó khăn nhất là việc giao chi ngân sách cho các đơn vị trên địa bàn.

Thứ hai, nhu cầu chi đầu tƣ phát triển ngày càng lớn để tạo dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển gắn với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Quận. Điều đó ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình điều hành, quản lý chi ngân sách trên địa bàn Quận.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về chi ngân sách tại Quận Bình Thạnh

Đây là giai đoạn đòi hỏi công tác điều hành chi ngân sách quận phải hết sức chặt chẽ, hợp lý do chấp hành các chủ trƣơng của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Tốc độ tăng chi bình quân 4 năm là 2,53%/năm. Tổng chi NSĐP năm 2016 là 726.960 triệu đồng, chỉ tăng 5,7% so với năm đầu giai đoạn là 687.790 triệu đồng. Tuy nhiên ngân sách cũng đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của các lĩnh vực sự nghiệp, chi cho bộ máy quản lý hành chính, chi đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối cho ngân sách phƣờng, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội chung của toàn quận. Trong đó ƣu tiên chi sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp xã hội, đảm bảo chi sự nghiệp kinh tế, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lƣơng, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợp với khả năng ngân sách.

Kết quả chấp hành dự toán chi của cả giai đoạn có xu hƣớng giảm dần và không vƣợt dự toán đầu năm. Về giá trị tuyệt đối, tổng số chi NSĐP các năm qua tăng giảm không thống nhất. Sở dĩ có kết quả đó là vì kết cấu của chi NSĐP chứa đựng những nội dung chi không ổn định, đó là số chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý chi quản lý qua NSNN; chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau và chi đầu tƣ phát triển.

So sánh với dự toán, chi NSĐP năm 2018 tăng cao so với dự toán (63,38%) nguyên nhân chính là do ảnh hƣởng của số ghi chi và số chi chuyển nguồn (trong năm quận thực hiện ghi chi nguồn viện phí của Bệnh viện Quận Bình Thạnh số chi của các năm 2015, 2016 và 2017 sau khi có kết quả thanh tra tài chính là 87.009 tr.đ và chi chuyển nguồn là 18.755 tr.đ).

2.2.2. Hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi ngân sách nhà nƣớc:

- Hệ thống văn bản pháp lý là căn cứ quan trọng, không thể thiếu của mọi hoạt động quản lý nhà nƣớc mà đặc biệt là quản lý chi NSNN. Trong giai đoạn này, Quận đã thực hiện công tác quản lý chi ngân sách trên cơ sở hệ

thống văn bản pháp lý bao gồm:

- Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật; Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015; các Thông tƣ của Bộ Tài chính và các công văn của Sở Tài chính hƣớng dẫn xây dựng dự toán thu chi ngân sách hàng năm; Nghị quyết của HĐND Thành phố về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố hàng năm; Quyết định của UBND Thành phố và UBND Quận Bình Thạnh về giao chỉ tiêu dự toán thu – chi ngân sách nhà nƣớc hàng năm;

- Các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ trong giai đoạn 2016 – 2020.

- Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phƣờng; Thông tƣ 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính Quy định về công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách quận, huyện, phƣơng nơi không tổ chức HĐND và Quyết định số 80/2010/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của UBND Thành phố về Ban hành Quy định về cơ chế quản lý, điều hành ngân sách đối với Ủy ban nhân dân huyện, quận, phƣờng thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phƣờng.

Đồng thời, việc điều hành chi NSNN tại quận còn phải căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015 – 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020 – 2025 của UBND Quận.

2.2.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý chi ngân sách Quận Bình Thạnh Thạnh

Quận Bình Thạnh thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình thống nhất toàn Thành phố, gồm Ủy ban nhân dân quận, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nƣớc quận, các đơn vị dự toán thuộc quận và ngân sách phƣờng.

* Ủy ban nhân dân quận:

Thời kỳ từ 2012 đến năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phƣờng. Trong giai đoạn này, hoạt động điều hành ngân sách tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đƣợc thực hiện theo Thông tƣ 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính và Quyết định số 80/2010/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của UBND Thành phố. Theo đó, liên quan đến lĩnh vực quản lý chi ngân sách nhà nƣớc, UBND quận có nhiệm vụ:

+ Chỉ đạo cơ quan chuyên môn (Phòng Tài chính - Kế hoạch) tham mƣu xây dựng dự toán thu, chi ngân sách quận, phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách quận; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phƣơng; quyết toán ngân sách địa phƣơng; báo cáo UBND Thành phố và Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Quy định một số nguyên tắc bố trí dự toán ngân sách địa phƣơng; quyết định cụ thể dự toán thu, chi NSNN trên địa bàn; quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho UBND phƣờng; quyết định giao nhiệm vụ chi cho các cơ quan trực thuộc;

+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phƣơng; hƣớng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân phƣờng xây dựng và thực hiện ngân sách địa phƣơng theo quy định của pháp luật;

* Phòng Tài chính-Kế hoạch:

+ Trình UBND quận ban hành các quyết địnhthuộc thẩm quyền ban hành của UBND quận về lĩnh vực tài chính;

+ Hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc quận, UBND các phƣờng xây dựng dự toán ngân sách hàng năm;

+ Tham mƣu UBND quận xây dựng dự toán chi ngân sách cấp quận và tổng hợp dự toán ngân sách cấp phƣờng, phƣơng án phân bổ chi thƣờng xuyên ngân sách quận, kế hoạch bố trí vốn đầu tƣ từ nguồn vốn Thành phố phân cấp và nguồn ngân sách quận; các phƣơng án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc giao; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã đƣợc quyết định;

+ Hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách và quản lý tài sản ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu Kho bạc nhà nƣớc tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vƣợt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nƣớc;

+ Thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách;

+ Tổng hợp tình hình thu, chi NSNN, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phƣơng trình UBND quận phê duyệt và báo cáo UBND Thành phố và Sở Tài chính;

+ Báo cáo, công khai NSNN theo quy định.

* Kho bạc nhà nƣớc:

+ Chịu sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc Thành phố;

+ Chi trả và kiểm soát chi NSNN cho từng đối tƣợng thụ hƣởng theo dự toán đã đƣợc duyệt;

+ Tổ chức giao dịch, thanh toán với các ngân hàng; các đơn vị, cá nhân đƣợc NSNN cấp kinh phí và các đơn vị có mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc nhà nƣớc.

- Thanh tra Quận Bình Thạnh tham mƣu cho UBND quận thực hiện công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp tại các đơn vị trực thuộc;

- Văn phòng UBND giữ vai trò trung gian giữa UBND quận và Phòng Tài chính – Kế hoạch cũng nhƣ các phòng chức năng khác trong quản lý chi ngân sách;

* Các đơn vị sử dụng ngân sách và UBND các phƣờng:

Tổ chức lập và thực hiện dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi đơn vị quản lý; chi tiêu đúng định mức, mục đích, đối tƣợng, tiết kiệm và hiệu quả; các đơn vị sự nghiệp đƣợc quyền chủ động sử dụng nguồn sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao. Chịu sự chỉ đạo của UBND quận và sự hƣớng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên môn.

* Mối quan hệ giữa Kho bạc với các cơ quan chuyên môn của quận và giữa các cơ quan chuyên môn với nhau là quan hệ phối hợp, hỗ trợ, trƣờng hợp có khó khăn, vƣớng mắc chƣa giải quyết đƣợc thì báo cáo UBND quận để có chỉ đạo thực hiện. Thực tế các năm qua chứng minh cần có sự thống nhất cao giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc để các ĐVSDNS có đƣợc sự thuận lợi nhất trong việc quản lý, sử dụng ngân sách đồng thời thể hiện tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật.

2.2.4. Lập dự toán chi ngân sách

a. Các căn cứ để thực hiện việc lập dự toán chi ngân sách tại Quận nhƣ sau:

- Căn cứ hƣớng dẫn xây dựng dự toán của Bộ Tài chính, Sở Tài chính thành phố và định mức chi ngân sách đối với từng lĩnh vực đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới. Đây là căn cứ

mang tính bắt buộc bởi chính quyền cấp quận không có thẩm quyền ban hành định mức, chế độ chi mà chỉ có trách nhiệm thực hiện chế độ, chính sách do Trung ƣơng và Thành phố quy định.

- Căn cứ số kiểm tra về dự toán chi ngân sách của Sở Tài chính Thành phố và tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách một số năm trƣớc liền kề.

- Căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của năm kế hoạch và kế hoạch 5 năm của Quận; căn cứ nhiệm vụ chính trị của các đơn vị để định hƣớng bố trí ngân sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Căn cứ vào khả năng thu ngân sách quận, ngân sách phƣờng và nguồn thu sự nghiệp tại các đơn vị để tính toán bố trí dự toán cho từng lĩnh vực hoạt động và số trợ cấp cân đối cho ngân sách phƣờng.

b. Theo các tiêu chí nhƣ trên, việc lập dự toán chi ngân sách của Quận Bình Thạnh trong những năm vừa qua đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Biểu tóm tắt quá trình lập dự toán ngân sách tại Quận Bình Thạnh:

Các bƣớc thực hiện (1) (2) (3) (4) (5) Thời gian thực hiện Từ giữa tháng 6 đến trƣớc 20/7 Trong khoảng tháng 10 và tháng 11 Trong vòng 10 ngày (kể từngày UBND TP giao DT, trƣớc 10/12) Trƣớc 31/12 Cơ quan thực hiện ĐVSDNS UBND quận

P.TCKH UBND quận UBND phƣờng

Tóm tắt nội dung công việc Xây dựng dự toán chi ngân sách tại đơn vị Lập dự toán chi ngân sách NSĐP Thảo luận, lập phƣơng án phân bổ ngân sách Quyết định phân bổ dự toán ngân sách quận Quyết định phân bổ dự toán ngân sách phƣờng Căn cứ thực hiện Thông báo số Kiểm tra của UBND quận Dự toán do ĐVSDNS lập Thông báo số dự kiến của Sở Tài chính Quyết định giao dự toán của UBND TP Quyết định giao dự toán của UBND quận

Thứ nhất, xây dựng dự toán chi ngân sách tại đơn vị: ở giai đoạn này, căn cứ Thông báo số kiểm tra của UBNS quận, các ĐVSDNS xây dựng dự toán chi ngân sách của đơn vị gửi PTCKH. Khi xây dựng dự toán, các ĐVSDNS phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định về căn cứ và yêu cầu của công tác lập dự toán.

Thứ hai, lập dự toán chi ngân sách quận: PTCKH kiểm tra, tổng hợp số liệu từ dự toán chi ngân sách do các đơn vị lập để xây dựng dự toán chi ngân sách quận, trình UBND quận báo cáo UBND Thành phố (Sở Tài chính) trƣớc 20 tháng 7.

Thứ ba, lập phƣơng án phân bổ ngân sách quận: căn cứ số dự kiến đƣợc giao, hình thành sau khi thảo luận dự toán giữa Sở Tài chính và UBND quận, huyện trong tháng 9, Phòng TCKH tổ chức thảo luận với các ĐVSDNS theo quy định, sau đó lập phƣơng án bố trí ngân sách theo từng nhiệm vụ chi

và phƣơng án giao dự toán chi ngân sách tới từng ĐVSDNS, trình UBND quận xem xét.

Thứ tư, quyết định dự toán ngân sách quận: căn cứ Quyết định của UBND thành phố về dự toán thu, chi NSNN năm sau (trƣớc ngày 10/12), UBND quận quyết định dự toán ngân sách địa phƣơng trong vòng 10 ngày.

Thứ năm, phân bổ dự toán ngân sách phƣờng: sau khi nhận đƣợc quyết định giao dự toán của UBND quận, UBND phƣờng phải hoàn thành phân bổ dự toán ngân sách cấp trƣớc 31/12 hàng năm.

Nhƣ vậy, công tác lập dự toán chi ngân sách tại Quận Bình Thạnh trong các năm qua có những ƣu điểm chính nhƣ sau:

+ Dự toán chi ngân sách quận đạt đƣợc mục đích cơ bản là mang tính dự báo, kế hoạch hóa các khoản chi NSNN để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trên địa bàn, dựa trên cơ sở chế độ, định mức và nhu cầu thực tế tại địa phƣơng;

+ Phân bổ ngân sách quận đƣợc thực hiện đúng thời gian, trên tinh thần tiết kiệm, đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chính, nâng cao tính chủ động cân đối của các ĐVSDNS.

+ Đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo, dự toán Thành phố giao theo định mức, căn cứ số học sinh hoặc giáo viên. Quận đã chủ động, linh hoạt xây dựng nhiều tiêu chí phân bổ lại một cách phù hợp (tổng hệ số lƣơng, số lớp học, số học sinh, phân bổ thêm kinh phí đối với trƣờng chuẩn và trƣờng có nhiều cơ sở,…) để tạo sự công bằng tối đa khi phân bổ kinh phí cho các trƣờng.

Bên cạnh đó cũng tồn tại một số khó khăn cần đƣợc xem xét tháo gỡ: + Theo trình tự luật định thì công việc thảo luận dự toán ở cấp huyện phải đƣợc thực hiện trƣớc khi UBND quận lập dự toán gửi Sở Tài chính và Sở

Tài chính phải tổ chức thảo luận ở cấp tỉnh trƣớc khi lập dự toán gửi Bộ Tài chính trƣớc 20/7. Tuy nhiên, yêu cầu này không khả thi. Khoảng thời gian từ 15/6 đến trƣớc 20/7 chỉ có hơn 30 ngày, không đủ để thực hiện các công việc từ lập dự toán chi NSNN tại đơn vị cho đến lập dự toán chi ngân sách thành phố. Do đó, trên thực tế, việc thảo luận dự toán chi ngân sách đƣợc tiến hành sau khi UBND thành phố gửi Bộ Tài chính dự toán chi NSNN năm sau.

+ Đối với khối các đơn vị sự nghiệp khác và kinh phí giao không tự chủ, không thƣờng xuyên, việc phân bổ dự toán hiện nay chƣa có định mức, còn mang tính chủ quan, phụ thuộc hoàn toàn vào tính tự giác của đơn vị khi xây dựng dự toán và năng lực, phẩm chất của ngƣời làm công tác quản lý khi xem xét phân bổ dự toán chi ngân sách.

+ Việc bố trí ngân sách còn phụ thuộc vào khả năng nguồn lực có hạn của địa phƣơng, vì thế khó có thể đáp ứng kinh phí theo yêu cầu của đơn vị để mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất.

+ Cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lƣơng hiện nay bắt buộc tất cả các đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)