Điều kiện tự nhiên và nguồn lực phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và nguồn lực phát triển kinh tế xã hội

Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích 2056 ha và dân số 410.000 ngƣời, 21 dân tộc, đa số là ngƣời Kinh. Lúc đầu quận Bình Thạnh đƣợc chia làm 28 phƣờng (theo số thứ tự), đến ngày 26/8/1982 thực hiện quyết định số 147/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng phân vạch lại địa giới một số phƣờng của quận, giải thể P8 và P20, sát nhập vào P14 và P18, hạ số phƣờng xuống còn 26 phƣờng. Ngày 27/8/1988, thực hiện quyết định số 136/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng điều chỉnh địa giới một số phƣờng của quận, giải thể các P9, 10 và 18, tách địa bàn một số tổ dân phố nhập vào các phƣờng lân cận; đồng thời sát nhập các phƣờng sau: P3 với P4 thành P3, hợp nhất P15 với P23 thành P15, nhập 2 phƣờng 16, 17 thành P17. Từ đó đến nay, quận Bình Thạnh bao gồm 20 phƣờng: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27 và 28. Quận Bình Thạnh tiếp giáp với các quận khác nhƣ sau:

Phía Đông giáp với quận 2 (Phƣờng An Phú và Thảo Điền) và quận Thủ Đức (gồm các phƣờng Hiệp Bình Chánh và phƣờng Linh Đông);Phía Tây giáp quận Phú Nhuận (phƣờng 2, 5 và 7) và quận Gò Vấp (phƣờng 1 và 5); Phía Nam giáp quận 1 (phƣờng Tân Định, Đa Kao và Bến Nghé) và quận 2 (phƣờng Bình An); Phía Bắc giáp quận 12 (phƣờng An Phú Đông) và Thủ Đức (Hiệp Bình Phƣớc).

Bình Thạnh nằm trong vùng địa hình bằng thấp của thành phố Hồ Chí Minh, điều kiện thoát nƣớc tƣơng đối thuận lợi và thấp dần theo hƣớng Tây

Bắc - Đông Nam. Độ cao so với mặt nƣớc biển biến động từ 0,5m - 10m và đƣợc chia thành 5 vùng: vùng có địa hình có độ cao nhất từ 8m - 10m, vùng có độ cao khoảng 8m, vùng có độ cao 6m, vùng có độ cao tƣơng đối thấp là 2m và vùng có độ cao thấp nhất là 0,5m.

Địa hình của Quận Bình Thạnh có thể chia làm 2 khu vực:

- Khu vực có nền cao, địa hình gò triền, độ dốc thoải nằm ở phía Tây Bắc, cao độ thay đổi từ 9m xuống đến khoảng 2m, có hƣớng dốc từ Đông sang Tây và từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Khu vực thấp có địa hình bằng phẳng, hƣớng dốc không rõ rệt nằm ở phần còn lại, chủ yếu dọc theo rạch xuyên tâm, sông Sài Gòn và bán đảo Bình Quới - Thanh Đa. Cao độ thấp dƣới 2m, phổ biến là cao độ từ 0,6m đến 0,7m, chịu ảnh hƣởng bởi hệ thống kê rạch chằng chịt.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Quận Bình Thạnh giai đoạn 2016 – 2019

Về phát triển kinh tế:

Về kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng “Thƣơng mại - dịch vụ - sản xuất” Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận bình quân hàng năm tăng 11,12%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng giá trị các ngành thƣơng mại - dịch vụ, trong đó tập trung phát triển mạnh lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ, các ngành dịch vụ cao cấp, có giá trị gia tăng cao nhƣ: Ngành tài chính - tín dụng - ngân hàng, phòng giao dịch, lĩnh vực Bất động sản, tƣ vấn; các Trung tâm Thƣơng mại, Siêu thị, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế mới đi vào hoạt động…đã thu hút một số lƣợng lớn khách đến tham quan, mua sắm…là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, du lịch trên địa bàn quận.

Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả các chƣơng trình, giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất

nhƣ: tăng cƣờng gặp gỡ, đối thoại giữa chính quyền với các doanh nghiệp; kết nối doanh nghiệp với ngân hàng, tăng cƣờng phổ biến những chính sách, quy định mới của Nhà nƣớc, kịp thời giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc cho doanh nghiệp về thuế, bảo hiểm, phòng cháy chữa cháy, lao động, an toàn thực phẩm… Tăng cƣờng thực hiện các biện pháp bình ổn thị trƣờng, khuyến khích tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp gắn với Cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”. Tập trung phát triển các cửa hàng tiện ích, các điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn các phƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng Việt với giá cả hợp lý, chất lƣợng cho ngƣời dân. Công tác kiểm tra doanh nghiệp và hộ kinh doanh sau đăng ký thành lập đƣợc chú trọng; tăng cƣờng chấn chỉnh các điểm khu vực kinh doanh tự phát; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng nhằm ngăn chặn kịp thời hàng nhập lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả.

Văn hóa xã hội:

Về phát triển giáo dục, đào tạo, xây dựng đời sống văn hóa, thể dục thể thao, y tế; đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân.

Về giáo dục và đào tạo:

Quy mô mạng lƣới và loại hình trƣờng lớp tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong độ tuổi đến trƣờng trên địa bàn quận; tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách cho giáo dục, xây dựng trƣờng học, trang bị cơ sở vật chất theo hƣớng tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa phù hợp yêu cầu đổi mới giáo dục. Quận đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Công tác xã hội hoá giáo dục - đào tạo ngày càng đƣợc quan tâm. Phƣơng pháp dạy học tiếp tục đƣợc đổi mới, kiểm tra đánh giá theo định hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực ngƣời học; tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; tổ chức dạy học theo chủ đề, dạy tích hợp liên môn gắn với các hoạt động học tập nhẹ nhàng - tự

nhiên - sinh động - hiệu quả; chú trọng giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh. Đội ngũ nhà giáo đƣợc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chất lƣợng giáo dục toàn diện có chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh đậu đại học, cao đẳng, học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia hàng năm tăng. Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013 - 2020 đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ, tỷ lệ xóa mù chữ, phổ cập giáo dục các bậc học đƣợc giữ vững; hoạt động các Trung tâm học tập cộng đồng đƣợc duy trì; công tác phân luồng học sinh, việc định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 đƣợc chú trọng, học sinh theo học trƣờng Trung cấp nghề tăng hàng năm.

2.1.3. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý chi ngân sách tại Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh ngân sách tại Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Với điều kiện kinh tế- xã hội nhƣ vậy, đã tác động đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Quận Bình Thạnh:

Thứ nhất, kinh tế - xã hội của Quận tuy đã có sự phát triển nhất định, nhƣng vẫn chƣa đồng bộ, một số phƣờng trên địa bàn việc phân cấp thu còn chƣa đủ để bù chi cân đối. Do đó, việc điều hành ngân sách gặp không ít khó khăn nhất là việc giao chi ngân sách cho các đơn vị trên địa bàn.

Thứ hai, nhu cầu chi đầu tƣ phát triển ngày càng lớn để tạo dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển gắn với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Quận. Điều đó ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình điều hành, quản lý chi ngân sách trên địa bàn Quận.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về chi ngân sách tại Quận Bình Thạnh

Đây là giai đoạn đòi hỏi công tác điều hành chi ngân sách quận phải hết sức chặt chẽ, hợp lý do chấp hành các chủ trƣơng của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Tốc độ tăng chi bình quân 4 năm là 2,53%/năm. Tổng chi NSĐP năm 2016 là 726.960 triệu đồng, chỉ tăng 5,7% so với năm đầu giai đoạn là 687.790 triệu đồng. Tuy nhiên ngân sách cũng đã đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của các lĩnh vực sự nghiệp, chi cho bộ máy quản lý hành chính, chi đảm bảo an ninh quốc phòng và bổ sung cân đối cho ngân sách phƣờng, nhằm hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội chung của toàn quận. Trong đó ƣu tiên chi sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp xã hội, đảm bảo chi sự nghiệp kinh tế, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lƣơng, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợp với khả năng ngân sách.

Kết quả chấp hành dự toán chi của cả giai đoạn có xu hƣớng giảm dần và không vƣợt dự toán đầu năm. Về giá trị tuyệt đối, tổng số chi NSĐP các năm qua tăng giảm không thống nhất. Sở dĩ có kết quả đó là vì kết cấu của chi NSĐP chứa đựng những nội dung chi không ổn định, đó là số chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý chi quản lý qua NSNN; chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau và chi đầu tƣ phát triển.

So sánh với dự toán, chi NSĐP năm 2018 tăng cao so với dự toán (63,38%) nguyên nhân chính là do ảnh hƣởng của số ghi chi và số chi chuyển nguồn (trong năm quận thực hiện ghi chi nguồn viện phí của Bệnh viện Quận Bình Thạnh số chi của các năm 2015, 2016 và 2017 sau khi có kết quả thanh tra tài chính là 87.009 tr.đ và chi chuyển nguồn là 18.755 tr.đ).

2.2.2. Hệ thống văn bản pháp lý quản lý chi ngân sách nhà nƣớc:

- Hệ thống văn bản pháp lý là căn cứ quan trọng, không thể thiếu của mọi hoạt động quản lý nhà nƣớc mà đặc biệt là quản lý chi NSNN. Trong giai đoạn này, Quận đã thực hiện công tác quản lý chi ngân sách trên cơ sở hệ

thống văn bản pháp lý bao gồm:

- Luật ngân sách Nhà nƣớc năm 2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật; Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng năm 2015; các Thông tƣ của Bộ Tài chính và các công văn của Sở Tài chính hƣớng dẫn xây dựng dự toán thu chi ngân sách hàng năm; Nghị quyết của HĐND Thành phố về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố hàng năm; Quyết định của UBND Thành phố và UBND Quận Bình Thạnh về giao chỉ tiêu dự toán thu – chi ngân sách nhà nƣớc hàng năm;

- Các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ trong giai đoạn 2016 – 2020.

- Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phƣờng; Thông tƣ 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính Quy định về công tác lập dự toán và quyết toán ngân sách quận, huyện, phƣơng nơi không tổ chức HĐND và Quyết định số 80/2010/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của UBND Thành phố về Ban hành Quy định về cơ chế quản lý, điều hành ngân sách đối với Ủy ban nhân dân huyện, quận, phƣờng thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phƣờng.

Đồng thời, việc điều hành chi NSNN tại quận còn phải căn cứ vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015 – 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020 – 2025 của UBND Quận.

2.2.3. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý chi ngân sách Quận Bình Thạnh Thạnh

Quận Bình Thạnh thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc theo mô hình thống nhất toàn Thành phố, gồm Ủy ban nhân dân quận, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nƣớc quận, các đơn vị dự toán thuộc quận và ngân sách phƣờng.

* Ủy ban nhân dân quận:

Thời kỳ từ 2012 đến năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phƣờng. Trong giai đoạn này, hoạt động điều hành ngân sách tại các quận, huyện trên địa bàn Thành phố đƣợc thực hiện theo Thông tƣ 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính và Quyết định số 80/2010/QĐ-UBND ngày 19/11/2010 của UBND Thành phố. Theo đó, liên quan đến lĩnh vực quản lý chi ngân sách nhà nƣớc, UBND quận có nhiệm vụ:

+ Chỉ đạo cơ quan chuyên môn (Phòng Tài chính - Kế hoạch) tham mƣu xây dựng dự toán thu, chi ngân sách quận, phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách quận; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phƣơng; quyết toán ngân sách địa phƣơng; báo cáo UBND Thành phố và Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Quy định một số nguyên tắc bố trí dự toán ngân sách địa phƣơng; quyết định cụ thể dự toán thu, chi NSNN trên địa bàn; quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho UBND phƣờng; quyết định giao nhiệm vụ chi cho các cơ quan trực thuộc;

+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phƣơng; hƣớng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân phƣờng xây dựng và thực hiện ngân sách địa phƣơng theo quy định của pháp luật;

* Phòng Tài chính-Kế hoạch:

+ Trình UBND quận ban hành các quyết địnhthuộc thẩm quyền ban hành của UBND quận về lĩnh vực tài chính;

+ Hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc quận, UBND các phƣờng xây dựng dự toán ngân sách hàng năm;

+ Tham mƣu UBND quận xây dựng dự toán chi ngân sách cấp quận và tổng hợp dự toán ngân sách cấp phƣờng, phƣơng án phân bổ chi thƣờng xuyên ngân sách quận, kế hoạch bố trí vốn đầu tƣ từ nguồn vốn Thành phố phân cấp và nguồn ngân sách quận; các phƣơng án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc giao; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã đƣợc quyết định;

+ Hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách và quản lý tài sản ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu Kho bạc nhà nƣớc tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vƣợt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nƣớc;

+ Thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách;

+ Tổng hợp tình hình thu, chi NSNN, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phƣơng trình UBND quận phê duyệt và báo cáo UBND Thành phố và Sở Tài chính;

+ Báo cáo, công khai NSNN theo quy định.

* Kho bạc nhà nƣớc:

+ Chịu sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nƣớc Thành phố;

+ Chi trả và kiểm soát chi NSNN cho từng đối tƣợng thụ hƣởng theo dự toán đã đƣợc duyệt;

+ Tổ chức giao dịch, thanh toán với các ngân hàng; các đơn vị, cá nhân đƣợc NSNN cấp kinh phí và các đơn vị có mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc nhà nƣớc.

- Thanh tra Quận Bình Thạnh tham mƣu cho UBND quận thực hiện công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp tại các đơn vị trực thuộc;

- Văn phòng UBND giữ vai trò trung gian giữa UBND quận và Phòng Tài chính – Kế hoạch cũng nhƣ các phòng chức năng khác trong quản lý chi ngân sách;

* Các đơn vị sử dụng ngân sách và UBND các phƣờng:

Tổ chức lập và thực hiện dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi đơn vị quản lý; chi tiêu đúng định mức, mục đích, đối tƣợng, tiết kiệm và hiệu quả; các đơn vị sự nghiệp đƣợc quyền chủ động sử dụng nguồn sự nghiệp để phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của nhiệm vụ chuyên môn đƣợc giao. Chịu sự chỉ đạo của UBND quận và sự hƣớng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên môn.

* Mối quan hệ giữa Kho bạc với các cơ quan chuyên môn của quận và giữa các cơ quan chuyên môn với nhau là quan hệ phối hợp, hỗ trợ, trƣờng hợp có khó khăn, vƣớng mắc chƣa giải quyết đƣợc thì báo cáo UBND quận để có chỉ đạo thực hiện. Thực tế các năm qua chứng minh cần có sự thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận bình thạnh, thành phố hồ chí minh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)