- Khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội: Muốn đi đến khái niệm QLNN về lễ hội thì trước hết cần phải nghiên cứu khái niệm QLNN về văn hóa.
1.4.2. Nội dung của quản lý Nhà nước về hoạt động lễ hộ
QLNN về hoạt động lễ hội được triển khai thực hiện khoa học, theo đúng lộ trình có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Nội dung của công tác QLNN về hoạt động lễ hội được diễn ra trên các mặt sau:
Thứ nhất, ban hành hệ thống các quy chế, chắnh sách, văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động lễ hội.
Nhà nước thực hiện chức năng QLNN đối với lĩnh vực văn hóa, trong đó có hoạt động lễ hội. Do đó, nhà nước đóng vai trò là lực lượng tiên phong
đi đầu. Chủ trương xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể trong đó trước hết là việc đề ra các quy chế, xây dựng chắnh sách và các văn bản pháp luật về hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng.
Việc ban hành, tổ chức thực hiện công tác QLNN đối với văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng được phân cấp và quy định rõ ràng, cụ thể từ Trung ương đến địa phương
Cấp Trung ương ban hành, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện hệ thống các quy chế, chắnh sách, văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động lễ hội. Hệ thống các quy chế, chắnh sách, văn bản quy phạm pháp luật này phải giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và dân chủ hóa công tác quản lý. Các quyết định đưa ra phải là các quyết định quản lý khả thi có tắnh tối ưu, tránh chồng chéo, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cấp địa phương tổ chức thực hiện, tham mưu với cấp trên các vấn đề về QLNN đối với lễ hội tại địa phương mình. Việc tổ chức thực hiện rất quan trọng vì nó quyết định đến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quy chế, chắnh sách, văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, khi tổ chức thực hiện đi vào thực tiễn sẽ bộc lộ ra các ưu điểm cũng như khuyết điểm không đáng có từ đó tham mưu lên cấp cao hơn nhằm sửa đổi kịp thời để hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện đưa công tác QLNN về lễ hội đạt được hiệu quả cao.
Luật Di sản Văn hóa được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.
Ngày 18/6/2009 Quốc hội đã ban hành văn bản Luật số 32/2009/QH12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10.
10/VBHN-VPQH 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa. có quy định: ỘLuật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamỢ [60]. Đây là cơ sở căn bản về pháp luật nhằm duy trì và đảm bảo công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội.
Ngày 03/9/2013 Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Nghị định số 3202/VBHNỜBVHTTDL Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.
Sau hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, vấn đề xây dựng văn hóa, con người Việt Nam tiếp tục được Đại hội IX (2001), Đại hội X (2006), Đại hội XI (2011) và các nghị quyết Trung ương khẳng định, hoàn thiện. Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (tháng 5/2014) đã nhất trắ ban hành nghị quyết mới về xây dựng và phát triền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triền bền vững đất nước. Kế thừa, bổ sung và phát huy kết quả đạt được. Báo cáo chắnh Trị Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời đề ra nhiệm vụ tổng quát là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở 6 nhiệm vụ, 4 nhóm giải pháp của nghị quyết Trung ương 9 khóa XI. Nghị quyết Đại hội XII đã nghiên cứu, sắp xếp tổng hợp lại thành 7 nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Ngày 21/9/2010 Chắnh phủ ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/11/2010, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chắnh phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy
bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chắnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/02/2012. Trong đó có nêu rõ: ỘXây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu bảo tồn các di sản văn hóa tiêu biểuỢ [8].
Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống thông qua các biện pháp sau đây:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội.
- Khuyến khắch việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội.
- Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống.
- Khuyến khắch việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài về nguồn gốc, nội dung giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội [45, tr.23].
Trong những năm qua Nhà nước ta đã xây dựng được nhiều chắnh sách văn hóa đúng đắn, vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và giữ gìn bản sắc đặc trưng của lễ hội nói riêng, vừa không ngừng đổi mới, hiện đại hóa bằng những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Các chắnh sách về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc trong đó có hoạt động lễ hội đã thu được những thành tựu quan trọng, vấn đề bảo tồn di sản văn hóa đã được toàn xã hội quan tâm, ý thức của người dân, của cộng đồng được tăng lên đáng kể đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn hóa của nước nhà trong thời gian tới.
Thứ hai, bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chắnh phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cụ và căn cứ vào Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 của Chắnh phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngày 22/12/2015 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội. Trong đó quy định về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Điều 13), trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Điều 14), trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao) (Điều 15).
Theo Công điện số 162/CĐ-TTg, ngày 09/02/2011 của Thủ tướng Chắnh phủ về công tác quản lý và tổ chức lễ hội có có yêu cầu cấp bách về công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội cho Bộ VHTT&DL cũng như các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan thông tấn báo chắ, các Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội.
Về công tác tổ chức vận hành của bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng, do lễ hội là lĩnh vực được xem tương đối đặc biệt ở Việt Nam, bởi hoạt động lễ hội luôn gắn với các vấn đề về tư tưởng, tinh thần nên công tác QLNN trong lĩnh vực này cũng đặc biệt hơn ở các lĩnh vực khác. Nhà nước ta đã xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hội đồng Lý luận Văn học Nghệ thuật Trung ương, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam trong công tác chỉ đạo và phối hợp hoạt động thực hiện công tác QLNN về lễ hội trong chiến lược phát triển về văn hóa.
Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về lễ hội.
Trong công tác QLNN về lễ hội, thì việc xây dựng một nguồn nhân lực hoạt động văn hóa rất là quan trọng, vì họ là người trực tiếp tuyên truyền vận động nhân dân, thực thi các quy định đề ra và đồng thời vừa phải giải quyết những sai phạm, tiêu cực nảy sinh. Nhận thức rõ điều đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng địa phương đã phối hợp cùng nhau xây dựng đội
ngũ này. Bộ đã chỉ đạo và tổ chức tập huấn cũng như tổ chức các lớp QLNN về lễ hội thuộc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ bản lĩnh về chắnh trị, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức, điều này chắc chắn sẽ góp phần tắch cực trong việc công tác QLNN về lễ hội.
Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực ngành văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch và cơ chế, chắnh sách đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ tài năng các lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật, thể thao, phụ cấp ngành chuyên biệt đối với giảng viên, huấn luyện viên, đào tạo viên, học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch [9].
ỘTổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về quản lý và tổ chức lễ hội cho các địa phươngỢ [3]. Hay ỘTập huấn nghiệp vụ về quản lý và tổ chức lễ hội cho các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức lễ hộiỢ [3].
Nguồn nhân lực QLNN về hoạt động lễ hội thường là cán bộ, công chức thuộc cơ quan chuyên trách của ngành, được phân công trách nhiệm hoặc chuyên viên văn hóa ở cơ sở. Vì vậy, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều cấp độ khác nhau, có khả năng độc lập về nghiên cứu cũng như chỉ đạo về thực tiễn, biết tham khảo kinh nghiệm quản lý và tổ chức lễ hội ở các địa phương khác, có khả năng tham mưu và xây dựng các văn bản mang tắnh chất quản lý đặc thù. Do vậy mà trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội phải có nhiệm vụ:
- Làm đúng chuyên môn, nhiệm vụ trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã được phân công và giao phó.
lý và tổ chức lễ hội trong hoạt động lễ hội.
- Tuyên truyền, khuyến khắch, khen thưởng những việc làm khả quan đã đạt được cũng như chấn chỉnh, ngăn ngừa những sai phạm nảy sinh trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
- Thực thi tốt chức năng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và giám sát khi thực thi công vụ. Đồng thời phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan chức năng có liên quan khi xử lý những sai phạm không đáng có xảy ra trên tinh thần phù hợp với chắnh sách, và đúng với quy định của pháp luật.
Do đó mà đội ngũ nguồn nhân lực tham gia vào công tác QLNN về lễ hội phải có những phẩm chất như:
- Nắm vững chắnh sách và luật pháp mà nhà nước ban hành có liên quan đến lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội.
- Hiểu biết và nắm bắt sâu rộng về lĩnh vực mà mình đang công tác. Thường xuyên học tập và trao dồi thêm kiến thức chuyên môn mới có liên quan đến công tác QLNN về lễ hội.
- Có tinh thần yêu nghề, trách nhiệm cao đối với công việc cũng như có khả năng giao tiếp với cộng đồng và hơn hết là có đạo đức trong sáng, ý thức tắch lũy kinh nghiệm từ thế hệ đi trước và có một sức khỏe tốt để đảm bảo thực thi tốt nhiệm vụ được giao.
Qua đó, ta thấy việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức có liên quan đến công tác QLNN về lễ hội là một việc làm không quan trọng quyết định đến thành công của công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội. Đây là kế hoạch lâu dài trong chiến lược phát triển nền văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng.
Thứ tư, phân bổ, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chắnh trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội
một hoạt động bao gồm nhiều thành phần tham gia, diễn ra trên quy mô lớn mang tắnh cộng đồng. Do đó, công tác phân bổ, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chắnh trong công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội tương đối phức tạp, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản cũng như phải được tắnh toán một cách chu toàn hợp lý và phải được tiến hành một cách khoa học. Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chắnh phủ về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội có nội dung về việc sử dụng và phân bổ nguồn lực tài chắnh đó là hạn chế tối đa sử dụng ngân sách nhà nước vào tổ chức các lễ hội.
Nhà nước yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và tổ chức lễ hội hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội. Nhà nước khuyến khắch các cá nhân, tổ chức đóng góp và tài trợ cho việc tổ chức lễ hội. Điều này mang lại nhiều lợi ắch nhất là huy động được nguồn kinh phắ tổ chức lễ hội tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Do vậy mà, việc phân bổ, huy động và sử dụng hiệu quả một cách khoa học, hợp lý sẽ làm cho công tác QLNN về hoạt động lễ hội ngày càng hiệu quả, đảm bảo trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hóa, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế, văn hóa và du lịch, đồng thời khơi dậy những nguồn tiềm năng kinh tế mới, bổ sung vào nguồn lực tài chắnh của quốc gia.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động của lễ hội.
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTT&DL; trách nhiệm của UBND và thành phố trực thuộc Trung ương; trách nhiệm của Sở VHTT&DL trong công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc quản lý và tổ chức lễ hội được quy định một cách cụ thể, rõ ràng.
nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm các quy định của Nhà nước, đồng thời nâng cao ý thức thực hiện nếp sống văn minh trong bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa của hoạt động lễ hội. Các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ VHTT&DL cũng như thuộc Sở VHTT&DL tăng cường công tác kiểm tra,