Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 104 - 109)

- Lễ cúng bến nước (Ngă yang kpin êa) của ngườ iÊ Đê:

3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông

UBND tỉnh, Sở VHTT&DL tỉnh cùng các ban, ngành địa phương cần tiếp tục quán triệt và tập trung chỉ đạo triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/4/2014 của Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; chú trọng xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình, nhà trường, xã hội thông qua các hoạt động văn hóa, lễ hội. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 5/02/2015 của Ban Bắ thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg, ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chắnh phủ

về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Thông tư số 15/TT- BVHTTDL, ngày 22/12/2015 của Bộ VHTT&DL quy định về tổ chức lễ hội và các văn bản chỉ đạo khác liên quan.

UBND tỉnh cần chỉ đạo Sở VHTT&DL chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành có liên quan trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, cụ thể: Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất và quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội vì mục đắch thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức những lễ hội đã được cấp phép nhưng có nội dung phản cảm, kắch động bạo lực và gây bức xúc trong dư luận.

UBND tỉnh cũng cần nhanh chóng chỉ đạo Sở VHTT&DL tỉnh tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong việc định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội, vận động và thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc lễ hội; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo xu hướng lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với tình hình kinh tế Ờ xã hội của tỉnh. Việc tuyên truyền còn nhằm mục đắch làm cho người dân biết quý trọng món quà tinh thần vô giá mà nhân dân ta đã gìn giữ được, phát huy tinh thần cộng đồng, góp sức vào xây dựng sự nghiệp văn hóa, thông qua đó kêu gọi, huy động một nguồn lực từ xã hội vào công cuộc bảo tồn và phát huy các lễ hội, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Song song với đó UBND tỉnh chỉ đạo Sở VHTT&DL cùng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xuyên suốt trước, trong và sau khi lễ hội diễn ra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật diễn ra trong lễ hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Là một hiện tượng văn hóa có sức sống trường tồn trong đời sống các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng, lễ hội đã trở thành môi trường văn hóa quan trọng tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Đảng và nhà nước ta đã nhận rõ vai trò và sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc ấy. Nên đã có những định hướng, chủ trương, chắnh sách phù hợp với thực tiễn. Thông qua chương III, tác giả đã nêu lên được quan điểm cũng như định hướng của Đảng ta đối với các hoạt động lễ hội, từ những quan điểm chỉ đạo nhất quán ấy tỉnh đã có những định hướng cụ thể gì trong công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh. Tác giả cũng trình bày những giải pháp cơ bản đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể đối với Chắnh phủ, Bộ VHTT&DL và UBND tỉnh. Thông qua những giải pháp, kiến nghị ấy tác giả mong muốn góp một phần công sức cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy các hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh hiện trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa nổi trội trong đời sống tinh thần của nhân dân. Hoạt động của lễ hội là hoạt động hướng tới cộng đồng, phục vụ cộng đồng. Hoạt động này diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, nhằm thỏa mãn và phục vụ lợi ắch đa dạng trước mắt và lâu dài của các tầng lớp trong xã hội, thõa mãn những nhu cầu của cá nhân và của tập thể trong môi trường, không gian mà họ sinh sống. Các hoạt động lễ hội được tổ chức là dịp để người dân được vui chơi sau những ngày tháng lao động vất vả, là dịp để mỗi người thể hiện lòng tưởng nhớ và tôn kắnh đối với tổ tiên, ông bà, với các bậc tiền bối đã có công với nước. Đây cũng là dịp để người dân thể hiện tấm lòng yêu quê hương, đất nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, cũng như sức mạnh cộng đồng gắn kết keo sơn của dân tộc ta. Đây là những giá trị vô giá mà chúng ta, thế hệ đi sau phải cố gắng giữ gìn và vun đắp. Tuy nhiên, lễ hội cũng như bất kỳ một hiện tượng văn hóa, xã hội nào, cũng đều chịu sự tác động của bối cành kinh tế - xã hội đương thời và nó cũng phải tự thắch ứng và biến đổi. Từ đó đặt ra cho công tác QLNN về hoạt động lễ hội sao cho gữ gìn và phát huy được những giá trị Chân - Thiện - Mỹ vốn có của xã hội, đồng thời loại bỏ những quan niệm, hủ tục lạc hậu, thay vào đó là tư tưởng mới, tiến bộ hơn, cao đẹp hơn nhưng vẫn giữ được cái ỘHồnỢ cao quý mà lễ hội vốn có.

Bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên cơ sở vận dụng các quan điểm của Đảng về văn hóa, thông qua phương pháp khái quát, tổng hợp, phân tắch, đánh giá và đúc kết thực tiễn và dựa trên những nhận thức mới về hoạt động lễ hội, công trình nghiên cứu ỘQuản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk NôngỢ đã nêu lên được những vấn đề sau:

Thứ nhất, cơ sở lý luận về các hoạt động lễ hội, vai trò của lễ hội đối với đời sống tinh thần của cộng đồng và của xã hội, cũng như đã nêu lên được

vai trò không thể thiếu của công tác QLNN về hoạt động lễ hội

Thứ hai, Luận văn đã trình bày một cách khái quát nhất thực trạng công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan nào và những tồn đọng hạn chế còn đang gặp phải ra sao, tác giả đã phân tắch rõ.

Thứ ba, từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với Chắnh phủ, Bộ VHTT&DL cũng như UBND tỉnh để sớm tạo ra được sự đổi mới, hoàn thiện và hiệu quả trong công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tình trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)