Định hướng của tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 90 - 94)

- Lễ cúng bến nước (Ngă yang kpin êa) của ngườ iÊ Đê:

3.2.2. Định hướng của tỉnh Đắk Nông

Để thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chắnh trị trong giai đoạn cách mạng mới. Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã xác định phương hướng, nhiệm vụ chung nhất lúc này là xây dựng Đảng và hệ thống chắnh trị vững mạnh.

Tạo ra sự đột phá về thể chế, đảm bảo cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng (trong đó có đội ngũ cán bộ công chức ngành văn hóa), bộ máy tinh gọn; cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương thực thi pháp luật một cách năng động phù hợp với tình hình của tỉnh.

Theo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong bối cảnh, tình hình chung của thế giới, khu vực và nước ta, tỉnh Đắk Nông vẫn còn là một tỉnh nghèo, mới thành lập, chưa phát triển. Tỉnh còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn. Đảng bộ xác định cần tập trung thực hiện mục tiêu tổng quát là: ỘNâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết; khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức; phát huy tiềm năng, lợi thế để đến năm 2020 đưa Đắk Nông thoát ra khỏi tnh́ trạng của một tỉnh nghèo, chưa phát triểnỢ [2, tr.55]. Đảng bộ cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với lĩnh vực văn hóa là: ỘTập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh. Thực hiện tốt phong trào xây dựng đời sống văn hóa sâu rộng trong nhân dân; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; phát triển rộng khắp các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc bản địa, các di tắch lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịchỢ [2, tr.67- 68]. Đảng bộ tỉnh Đắk Nông cũng nhận định: ỘTăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chắnh quyền; nâng cao nhận thức về vai trò, vị trắ của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng con ngườiỢ [2, tr.68]. Đảng bộ cùng chắnh quyền tỉnh Đắk Nông đã xác định đúng đắn vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội. Là một tỉnh có tiềm năng và thế mạnh về du lịch, du lịch văn hóa đang là mục tiêu được Đảng bộ và chắnh quyền quan tâm chỉ đạo, đầu tư và tạo điều kiện phát triển.

động lễ hội, Đảng bộ cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã triển khai thực hiện nội dung của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, Kết luận của Ban chấp hành Trung ương số 51-KL/TW, Kết luận của Bộ Chắnh trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27- CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chắnh trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020. Về phắa Sở VHTT&DL tỉnh đã khắc phục những khó khăn, tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó có các nhiệm vụ về quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội, góp phần tắch cực vào phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Theo đó, Sở VHTT&DL tỉnh đã tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiều đề án quan trọng như: Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Đề án Bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể có nguy cơ thất truyền của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 - 2020; kế hoạch về lộ trình tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam tại tỉnh Đắk Nông ... Cũng theo đó, trong năm 2017, chắnh quyền tỉnh cũng quán triệt thực hiện đúng với Quy chế Hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng và Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL của Bộ VHTT&DL, ngày 22/12/2015, Quy định về tổ chức lễ hội, đảm bảo cho công tác tổ chức và quản lý lễ hội được diễn ra với phần nghi lễ được tiến hành trang trọng, trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp. Phần hội đảm bảo vui tươi lành mạnh, đa dạng về hình thức, phù hợp với quy mô tắnh chất, đặc điểm của lễ hội. Khuyến khắch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống.

Một dẫn chứng điển hình cho sự quản lý hiệu quả đối với hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh vừa qua đó là: nhân dịp xuân Đinh Dậu 2017, đồng bào người Mông tại xã Đắk D'rông (Cư Jút) xin phép chắnh quyền địa phương tổ chức Lễ hội trọi trâu truyền thống, được tổ chức vào mùng 3 và mùng 4 âm lịch. Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân trên địa bàn xã, và người dân trên địa bàn khác trong tỉnh tham gia. Theo bà con nơi đây thì Lễ hội trọi trâu có từ lâu đời ở các tỉnh phắa Bắc, khi mới vào đây lập nghiệp do cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn nên không có điều kiện tổ chức. Nhưng vài năm trở lại đây, đời sống của đồng bào khấm khá hơn, nên bà con trong thôn, trong xã cùng nhau đóng góp tiền của và công sức để tổ chức Lễ hội trọi trâu và đó cũng là cách bảo tồn văn hóa cổ truyền trên vùng đất mới này, đem đến niềm vui cho đồng bào xa quê. Lễ hội đã được tổ chức một cách long trọng, an toàn và hiệu quả, đúng với chủ trương và định hướng của Đảng ta đó là xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, chắnh quyền tỉnh cũng định hướng đối với hoạt động lễ hội đó là kết hợp giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội với phát triển du lịch, sự kết hợp này vừa giới thiệu được những tinh hoa đặc sắc của các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, hay đồng bào dân tộc thiểu số di cư vào đây sinh sống đến với du khách trên mọi miền đất nước, nhằm quảng bá hình ảnh về một vùng đất Tây Nguyên xinh đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc vừa tạo một nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ưu tiên thực hiện những dự án, đề án bảo tồn và phục dựng những lễ hội truyền thống đang có nguy cơ thất truyền, ưu tiên hơn nữa trong việc đào tạo, tập huấn các cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý lễ hội.

Như vậy, tỉnh Đắk Nông đã xác định cho mình các mục tiêu về văn hóa nói chung trong đó có hoạt động lễ hội, đồng thời xây dựng các định

hướng chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đó là nền tảng cơ bản cho sự phát triển văn hóa của tỉnh nhà trong tương lai gần sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)