- Lễ cúng bến nước (Ngă yang kpin êa) của ngườ iÊ Đê:
3.1. Quan điểm của Đảng đối với hoạt động lễ hộ
Vấn đề văn hóa và con người luôn là vấn đề trọng tâm phản ánh sự phát triển của xã hội cũng như sự vững mạnh của quốc gia. Mục tiêu phấn đấu của Đảng và nhân dân ta hiện nay là vì sự nghiệp ỘDân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minhỢ, đó là sự nghiệp xây dựng và sáng tạo to lớn của nhân dân ta, đồng thời là một quá trình cải biến xã hội sâu sắc, đòi hỏi phát huy khả năng trắ tuệ ở mỗi con người Việt Nam. Những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu những tinh hoa văn hóa cũng như thành quả trắ tuệ của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời lại đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trước tình hình đó đòi hỏi Đảng ta phải có phương hướng, chiến lược cùng các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa theo đúng tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua và xác định: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển" [17, tr. 76].
Đúng với tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998), Đảng ta đã xác định:
chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trắ cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội [14, tr. 54-55].
Chắnh vì thế mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) được xem như là nền tảng, chiến lược, là cơ sở cho sự quản lý của Nhà nước đối với văn hóa. Cốt lõi của Nghị quyết là xây dựng con người phát triển toàn diện. Con người mãi mãi là nhân tố trung tâm của mọi vấn đề, của mọi thời đại. Trong tất cả các khái niệm về văn hóa thì vai trò của con người là quyết định. Chắnh vì vậy, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) tập trung chăm lo cho con người phát triển toàn diện sẽ là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội được xem như là một phần biểu tượng văn hóa của quốc gia, là một loại hình đặc biệt của di sản văn hóa phi vật thể đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, định hướng, chỉ đạo trên các phương diện như: nghiên cứu, bảo tồn, tôn tạo, phát huy, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngày 12/01/1998, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra Chỉ thị số 27- CT/TW, Về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Bộ Chắnh trị đã nêu lên tình hình thực tế những năm gần đây, trong quá
trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, chúng ta đã có phần buông lỏng chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hóa - xã hội, xem nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống, thiếu sự hướng dẫn, thiếu những quy định cụ thể của Nhà nước đối với việc cưới, việc tang, lễ hội nên đã để phát sinh nhiều hiện tượng không lành mạnh trong xã hội. Những hiện tượng trên trở thành những vấn đề xã hội nhức nhối, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống cần kiệm, giản dị của dân tộc, phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần to lớn của nhân dân ta. Trước tình hình đó, Bộ Chắnh trị quyết định mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa, trong đó có việc thiết lập nếp sống lành mạnh trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo những định hướng sau:
- Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc; loại bỏ dần những hình thức lỗi thời, lạc hậu; nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
- Lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phắ, phiền nhiễu. - Chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi.
- Xóa bỏ hủ tục, bài trừ mê tắn dị đoan.
Tiếp nối tinh thần Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chắnh trị (khóa VIII), Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 41- CT/TW, ngày 5/02/2015, về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Ban Bắ thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chắnh quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân và các cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó dặt lên hàng đầu là nhiệm vụ:
"Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; bảo đảm việc quản lý và tổ chức lễ hội của từng ngành, địa phương, sơ
sở theo đúng quy định của pháp luật; thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục cao; đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của nhân dân" [1].
Sau khi xem xét Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương về kết quả Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chắnh trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Ngày 22/7/2009, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận số 51-KL/TW, Kết luận của Bộ Chắnh trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chắnh trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số vấn đề tâm linh, ngoại cảm.. Kết luận của Bộ Chắnh trị đã nêu lên được những kết quả tắch cực mà Đảng và Nhà nước đã làm được cũng như chỉ ra được những tồn tại hạn chế còn gặp phải cũng như nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Trước tình hình trên, Bộ Chắnh trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chắnh quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chắnh trị (khóa VIII).
Đường lối đổi mới của Đảng được hình thành, phát triển, không ngừng hoàn thiện gắn liền với quá trình lãnh đạo của Đảng. Các kỳ Đại hội Đảng, căn cứ thực tiễn và dự báo tình hình đất nước, thế giới; căn cứ kết quả thực hiện các quan điểm, chủ trương, mục tiêu đã được xác định và những kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết, những nhận thức lý luận mới, Đảng bổ sung, phát triển các quan điểm, chủ trương xây dựng đất nước phù hợp với yêu cầu của giai đoạn, thời kỳ mới. Căn nhắc yêu cầu, điều kiện cụ thể của đất nước, kế thừa có chọn lọc và tiếp thu những định hướng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về văn hóa. Đảng ta đã xác định đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng
môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Như vậy, đường lối, chủ trương, định hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam đồi với sự nghiệp lãnh đạo nền văn hóa nước nhà là nhất quán, luôn quan tâm, tạo điều kiện cho sự phát triển không ngừng của nền văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng. Luôn chú trọng đến việc gắn kết mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ của những dân tộc khác đồng thời cũng phải biết giữ gìn những bản sắc độc đáo và riêng biệt vốn có của dân tộc mình.