Giải pháp về xây dựng thể chế, chắnh sách quản lý nhà nước về hoạt động lễ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 94 - 96)

- Lễ cúng bến nước (Ngă yang kpin êa) của ngườ iÊ Đê:

3.3.1. Giải pháp về xây dựng thể chế, chắnh sách quản lý nhà nước về hoạt động lễ hộ

về hoạt động lễ hội

Công tác QLNN đối với các hoạt động lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chắnh quyền, đoàn thể và sự hưởng ứng đồng thuận của người dân. Trung ương và tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều thể chế cũng như chắnh sách để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc và đồng thời sáng tạo các giá trị văn hóa mới tốt đẹp tiên tiến. Hiện nay đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành liên quan đến quản lý đối với hoạt động lễ hội như: Luật Di sản văn hóa (2001) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (2009), Quy chế tổ chức lễ hội (2001), Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chắnh trong hoạt động văn hóa (2010), Thông tư quy định về tổ chức lễ hội (2015). Tuy nhiên, do các hoạt động lễ hội là những hoạt động mang tắnh đặc trưng vùng miền và luôn luôn thay đổi theo thời gian, nên công tác QLNN đối với loại hình đặc thù này không chỉ là áp dụng các quy định một cách rập khuôn, máy móc mà cần được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo đối với từng địa phương cụ thể. Để làm được điều này tỉnh Đắk Nông cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và sâu sắc để tự hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành và thực hiện đối với công tác tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội. Chỉ có quản lý hoạt động lễ hội từ việc hoàn thiện các thể chế, chắnh sách thì chúng ta mới có những chế tài phù hợp để xử lý nghiêm và triệt để các vi phạm xảy ra. Cần phải xây dựng hệ thống pháp luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động

trên lĩnh vực văn hóa trong đó có hoạt động lễ hội. Bổ sung những luật đã ban hành cho phù hợp với tình hình phát triển của từng địa phương. Nghiên cứu bổ sung những nội dung còn thiếu của Quy chế về tổ chức lễ hội nhý: quy định về vai trò trách nhiệm của người dân khi tham gia lễ hội; quy định cụ thể về các hình thức kinh doanh dịch vụ trong lễ hội; quy định về quản lý thu chi từ các nguồn thu trong lễ hội; đồng thời cũng xây dựng được quy chế về khen thưởng, tặng thưởng cho các cá nhân, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định về các hoạt động cúng bái, đốt vàng mã, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, gây mất trật tự... Song song với đó là việc xây dựng các chắnh sách đối với hoạt động lễ hội như: chắnh sách xã hội hóa các hoạt động lễ hội, chắnh sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân hổ trợ cho các hoạt động lễ hội diễn ra; chắnh sách ưu đãi cho các đối tượng xã hội cần được ưu đãi khi tham gia các hoạt động lễ hội như: các cụ già, thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người khuyết tật, người đồng bào dân tộc thiểu số....

Tỉnh cần sớm bổ sung và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn để thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã ban hành đối với hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng. Cũng như tăng cường số lượng và chất lượng các văn bản hướng dẫn của cơ quan QLNN và bổ sung nội dung định hướng phù hợp với những vấn đề phát sinh hàng năm. Khi có vấn đề mới nảy sinh thì phải có văn bản hướng dẫn kịp thời, không để tình trạng triển khai chậm. Văn bản chỉ đạo cũng cần quan tâm đến các công việc trước, trong và sau lễ hội, định hướng và chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội thực hiện những nhiệm vụ gì?, cách thức thế nào?, các đơn vị chức năng có liên quan có trách nhiệm ra sao?... Không ngừng nâng cao tắnh nâng động và sáng tạo của công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội ở địa phương theo đúng tình hình thực tiễn, vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp xử lý để đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)