Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 76 - 79)

- Lễ cúng bến nước (Ngă yang kpin êa) của ngườ iÊ Đê:

2.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

động lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được trong thời gian vừa qua, công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế như sau:

Thứ nhất, mặc dù sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ và phối hợp thực hiện của các cơ quan đơn vị có liên quan về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh được quy định chặt chẽ, xuyên suốt, thống nhất và đồng bộ từ trên xuống. Tuy nhiên tại một số địa phương trong tỉnh vẫn chưa thực hiện phổ biến, quán

triệt sâu rộng, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác tổ chức và quản lý các hoạt động lễ hội. Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong tổ chức và quản lý lễ hội chưa thực sự nhịp nhành và còn nhiều bất cập. Tại một số lễ hội, Ban tổ chức chưa thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp của các Sở, ban, ngành và các tiểu ban chýa nhanh chóng và kịp thời trong việc giải quyết, chấn chỉnh những phát sinh diễn ra trong lễ hội trên địa bàn nhý: về công tác vệ sinh môi trýờng thì chưa xây dựng được các công trình vệ sinh công cộng hợp chuẩn và chýa thu gom xử lý rác thải kịp thời; về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chưa được chú trọng và đề cao, các hàng quán vẫn vô tư bày bán những mặt hàng chưa qua kiểm định về vấn đề an toàn thực phẩm; về trật tự đô thị vẫn chưa giải quyết được vấn đề lấn chiếm lòng lề đường để mở những dịch vụ ăn uống, trông giữ xe, bán hàng lưu niệmẦ

Thứ hai, mặc dù Sở VHTT&DL đã xây dựng và triển khai thực hiện được nhiều đề án để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong đó có hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên các đề án này khi được tiến hành triển khai thực hiện chỉ dừng lại ở bước sưu tầm, hoặc phục dựng lại được các lễ hội lâu đời đã thất truyền chỉ một lần rồi cũng giao lại việc tổ chức lễ hội truyền thống này cho địa phương quản lý nên hiệu quả nghiên cứu khoa học chỉ mới dừng lại ở góc độ bảo tồn chứ chưa thực sự phát huy liên tục và lâu dài những lễ hội cổ truyền này.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ trong ngành văn hóa từ Sở cho đến phòng,ban ắt và thiếu kinh nghiệm, kiến thức về công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội. Đội ngũ nhân lực QLNN về hoạt động lễ hội ở các địa phương rất mỏng, thiếu kiến thức và kỹ năng tác nghiệp, nhưng phải đảm đương khối lượng công việc tương đối lớn. Trong đó, một số lượng không nhỏ cán bộ không được đào tạo đúng chuyên ngành nên khả năng dự báo, phán đoán, xử lý tình

huống không tốt. Bên cạnh đó, việc thực thi chức năng, nhiệm vụ, tập hợp, phát huy sức mạnh tập thể, đơn vị và quần chúng trong hoạt động quản lý lễ hội cũng như giải quyết công việc liên quan còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác QLNN về lễ hội.

Thứ tư, việc lồng ghép các hoạt động lễ hội vào công tác quảng bá du lịch chưa thực sự hiệu quả, các hoạt động du lịch khi được lồng ghép với các lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc thiếu số sống lâu đời trên vùng đất này vẫn còn thiếu tắnh quy mô. Minh họa như: Lễ hôi xuân Liêng Nung, đây là một hoạt động Văn hóa - Du lịch nổi bật hằng năm của tỉnh, khách đến tham nơi đây sẽ vừa được tham gia vào lễ hội và vừa được du lịch thưởng ngoạn những cảnh đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của khu du lịch sinh thái Liêng nung. Tuy nhiên, hoạt động quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng còn chưa phổ biến, khiến cho lượng du khách ngoài tỉnh đến với Lễ hội xuân Liêng Nung còn ắt ỏi, chủ yếu là người dân trong tỉnh tham dự.

Thứ năm, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân tham gia vào các lễ hội vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa nâng cao được ý thức của người dân trong việc giữ gìn an ninh trật tự, vẫn còn nhiều vụ việc gây mất trật tự nơi diễn ra lễ hội, vẫn còn tình trạng xã rác bừa bãi thiếu ý thức trong việc đảm bảo môi trường cảnh quan xanh tươi và sạch đẹp, vẫn còn tình trạng chèo kéo, o ép giá ở những cơ sở dịch vụ phục vụ trong hoạt động lễ hộiẦ

Thứ sáu, các hoạt động lễ hội diễn ra còn thiếu tắnh quy mô do kinh phắ để tổ chức thực hiện còn ắt, và việc xã hội hóa nguồn kinh phắ vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp và đầu tư để phục vụ cho hoạt động lễ hội còn hạn chế, chưa thực sự phát huy được nguồn lực vật chất từ nhân dân.

Thứ bảy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội. Do với đặc thù là

tỉnh mới, ắt lễ hội lớn được diễn ra thường xuyên nên công tác thanh tra, kiểm tra còn gặp nhiều lung túng, phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh, kiểm tra còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác thanh tra, kiểm tra chỉ mới dừng lại ở mức chỉ ra được sai phạm chứ chưa thực sự đề ra những giải pháp cụ thể và tối ưu để xử lý triệt để những sai phạm đó, vẫn còn tình trạng tiếp diễn những sai phạm khi đã bị xử lý. Có nhiều tổ chức, cá nhân khi bị xử lý về hành chắnh rồi mà vẫn còn tiếp tục sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)