Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động lễ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 60 - 63)

- Lễ cúng bến nước (Ngă yang kpin êa) của ngườ iÊ Đê:

2.2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động lễ hộ

lớn trên địa bàn tỉnh như: Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh, Lễ kỷ niệm giải phóng Gia Nghĩa 23/3Ầ cũng được UBND tỉnh chỉ đạo thông qua quyết định số 110/QĐ - UBND về việc Ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông. Các lễ hội cách mạng đã diễn ra thành công, hiệu quả, mang đầy tắnh nghiêm trang của niềm tự hào dân tộc. Các chương trình nghệ thuật, thể thao được diễn ra hài hòa, chất lượng cả về nội dung và hình thức. Công tác bảo vệ trước, trong và sau khi các lễ hội cách mạng diễn ra được triển khai cẩn trọng, chu đáo, an toàn, tốt đẹp.

Các lễ hội có nguồn gốc nước ngoài thì công tác QLNN về hoạt động của những lễ hội này càng phải được sự quan tâm chặt chẽ từ phắa cơ quan chủ trì tổ chức lễ hội. Tránh được tình trạng lộn xộn, gây mất an ninh trật tự, đảm bảo cho người dân được thụ hưởng văn hóa tinh thần mới mẻ và tốt đẹp.

2.2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt độnglễ hội lễ hội

Theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chắnh phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nêu rõ: ỘHợp nhất Sở Thể dục thể thao, Sở du lịch với Sở Văn hóa - Thông tin thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchỢ [7].

Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chắ, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tắch hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chắnh, viễn thông, công nghệ thông tin) ở địa phương theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở

và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh [63].

Trong Quyết định này cũng nêu rõ: Sở VHTT&DL quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tắn ngưỡng gắn với di tắch, nhân vật lịch sử ở địa phương. Hướng dẫn tổ chức các lễ hội; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; xây dựng gia đình, làng cơ quan, đơn vị văn hóa tại địa phương.

Hiện tại, QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thuộc phòng Nghiệp vụ quản lý văn hóa - sở VHTT&DL tỉnh, quản lý nhà nước về lễ hội ở thị xã Gia Nghĩa có phòng Văn hóa Thông tin thị xã Gia Nghĩa, cấp huyện có phòng VHTT huyện (gồm phòng VHTT huyện Cư Jút, huyện Đắk Mil, huyện Đắk Glong, huyện Đắk RỖLấp, huyện Đắk Song, huyện Krông Nô và huyện Tuy Đức), ở xã có ban VHTT xã. Khi có hoạt động lễ hội diễn ra phòng Nghiệp vụ quản lý văn hóa của Sở phối hợp với các phòng ban có liên quan trong Sở cùng thực hiện công tác QLNN về hoạt động lễ hội.

Công tác QLNN về hoạt động lễ hội được tổ chức một cách chu đáo cả trước, trong và sau lễ hội. Phòng VHTT thị xã, phòng VHTT huyện cũng như ban VHTT xã trên địa bàn tỉnh đều thực hiện tốt việc báo cáo, đánh giá kết quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội của địa phương mình lên Sở VHTT&DL tỉnh. Sở VHTT&DL đã tổng kết và báo cáo lên UBND tỉnh và Bộ VHTT&DL. Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông nghiêm túc và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Khi một hoạt động lễ hội diễn ra thì tùy theo tắnh chất và quy mô của lễ hội mà thành lập ra ban tổ chức. Việc thành lập ra Ban tổ chức được tiến hành đúng với quy định đã ban hành.

Đối với những lễ hội có quy mô cấp tỉnh thì đơn vị quản lý, tổ chức lễ hội thực hiện các công việc như: thành lập ra ban tổ chức, xây dựng kế hoạch tổ chức, phân công các tiểu ban về nội dung, tuyên truyền, tài chắnh, an ninh, hậu cầnẦ trước khi lễ hội diễn ra. Thời gian tổ chức, chuẩn bị cho từng lễ hội cũng phụ thuộc vào quy mô của lễ hội. Một dẫn chứng cụ thể về công tác tổ chức bộ máy quản lý lễ hội quy mô của tỉnh vừa qua đó là: Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh Đắk Nông (01/01/2004 - 01/01/2014) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng II. Ngày 15/01/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 78/QĐỜUBND thành lập Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, ngày 15/01/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập 06 tiểu ban giúp việc, gồm: Tiều ban Lễ tân; Tiểu ban Nội dung; Tiểu ban Tuyên truyền; Tiểu ban An ninh -Y tế; Tiểu ban Văn hóa, Nghệ thuật và Thể thao; Tiểu ban Hội chợ triển lãm, quảng bá thương mại nông nghiệp, công nghiệp. Ngày 20/6/2013, Thường trực Tỉnh ủy ra Kết luận số 136-KL/TU về công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh, trong đó thống nhất thời gian, quy mô và hình thức tổ chức lễ kỷ niệm. Văn phòng UBND tỉnh đã phối hợp với Sở VHTT&DL làm tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, chương trình, kịch bản và các văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp, triển khai tổ chức thành công các hoạt động của lễ kỷ niệm. Bên cạnh sự nỗ lực tắch cực của các thành viên Ban Tổ chức, các Sở, ban, ngành còn có sự tham gia phối hợp của các đơn vị liên quan, qua đó đã góp phần vào sự thành công của các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh.

Nhằm tạo không khắ vui tươi, phấn khởi trong nhân dân dịp năm mới, ngày 11/01/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch số 12/KH-UBND về việc Tổ chức Lễ hội mừng xuân Bắnh Thân năm 2016. Sở VHTT&DL là đơn vị chủ trị, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ hội mừng xuân Bắnh Thân năm 2016; Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban tổ

chức, các tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia; Xây dựng kế hoạch, kịch bản chung của chương trình; Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh chuẩn bị bài phát biểu của Lãnh đạo tỉnh; Chuẩn bị nội dung chương trình nghệ thuật; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tổ chức các hoạt động cụ thể.

Đối với các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số thì quy mô nhỏ hơn. Theo báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông, qua điều tra tổng thể tại 138 buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Đắk Nông hiện còn lưu giữ 31 lễ hội truyền thống. Những lễ hội này không chỉ góp phần phát huy giá trị truyền thống mà còn là tài sản phi vật thể vô giá của đồng bào trên mảnh đất này. Đặc biệt, các lễ hội truyền thống thường được diễn ra vào mùa xuân, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham dự và trở thành nét đẹp văn hóa trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây, việc tổ chức lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh đã được chắnh quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện về công tác tổ chức cũng như kiện toàn ban tổ chức lễ hội. Theo đó, Các hoạt động của lễ hội phải được sự cho phép bằng văn bản của UBND huyện, thị xã trước khi tiến hành tổ chức. Ban tổ chức lễ hội tổ chức họp để thống nhất nội dung, chương trình. Phân công phối hợp với các đơn vị liên quan để đảm bảo an ninh, trật tự khi diễn ra lễ hội. Riêng Mặt trận và các tổ chức Đoàn thể phối hợp tuyên truyền vận động người dân cùng chấp hành các quy định trong lễ hội. Đảm bảo lễ hội được diễn ra tốt đẹp và thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)