Thực trạng về thể chế, chắnh sách quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 55 - 60)

- Lễ cúng bến nước (Ngă yang kpin êa) của ngườ iÊ Đê:

2.2.1. Thực trạng về thể chế, chắnh sách quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hộ

tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Thực trạng về thể chế, chắnh sách quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội hoạt động lễ hội

Sau hơn 10 năm thành lập tỉnh (2004 - 2017), với sự quan tâm và giúp đỡ của Trung ương, Đảng bộ và chắnh quyền tỉnh Đắk Nông thì lĩnh vực văn hóa nói chung đã có những bước phát triển đáng kể, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh được quan tâm, tiến hành điều tra, sưu tầm, lưu giữ. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục, phát huy. Trong đó, có sự khôi phục và lưu giữ được nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn

tỉnh. Trong những năm vừa qua Đảng bộ, các cấp chắnh quyền đã luôn quan tâm, chú trọng đến việc giữ gìn cũng như phát huy giá trị đáng quý mà các hoạt động lễ hội mang lại. Vì vậy mà, các cấp, các ngành có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tiến hành triển khai các công tác cụ thể để các hoạt động về lễ hội được diễn ra lành mạnh, đúng bản chất, tốt đẹpẦ nhằm tăng cường sự đoàn kết của nhân dân, giữ gìn tinh hoa văn hóa của dân tộc thông qua các hoạt động lễ hội này. Vì thế mà, tỉnh ủy, UBND, sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông luôn chú trọng và không ngừng hoàn thiện các văn bản hướng dẫn các cấp làm tốt công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bản tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết của Đảng. Đây là khâu thiết yếu và bao quát nhất của công tác QLNN về hoạt động lễ hội.

Các văn bản chỉ đạo của Đảng về công tác quản lý nhà nước về lễ hội trong những năm qua của Trung ương như:

Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 21/01/1998 của Bộ Chắnh trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chắnh trị (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chắnh trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước ta về công tác quản lý nhà nước về lễ hội bao gồm:

Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009.

Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 của Chắnh phủ hướng dẫn thì hành một số điều của Pháp lệnh Tắn ngưỡng, tôn giáo.

Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chắnh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chắnh trong hoạt động văn hóa.

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Chỉ thị số 14/1998/CT-CP ngày 28/03/1998 của Thủ tướng Chắnh phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Quyết định số 308/2005/QĐ-CP của Thủ tướng Chắnh phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐỜ CP ngày 06/11/2009 của Chắnh phủ.

Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL ngày 24/8/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chắnh phủ quy định xử phạt vi phạm hành chắnh trong hoạt động văn hóa.

Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Thông qua các văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương thì Đảng bộ và chắnh quyền các cấp, các ngành tỉnh Đắk Nông đã triệt để tiếp thu và triển khai trên diện rộng cả về quy mô cũng như chất lượng công tác quản lý đối với các hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh cụ thể đó là:

Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy Đắk Nông về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; chương trình công tác trọng tâm của Ban thường vụ Tỉnh ủy năm 2016. Căn cứ Nghị quyết định số 23/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016. UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành quyết định số 110/QĐ-

UBND về việc Ban hành Chương trình công tác trọng tâm năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Trong đó có nêu rõ tập trung xây dựng thể chế, cụ thể hóa Nghị quyết của Chắnh phủ, các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; hoàn thiện các quy chế hoạt động đề ra các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 đã đề ra. Chỉ đạo các hoạt động trong dịp tết Nguyên đán Bắnh Thân 2016, Đinh Dậu 2017 vui xuân lành mạnh, vui tươi, an toàn và tiết kiệm. Chỉ đạo tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh; các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm ngày giải phóng thị xã Gia Nghĩa. Trong đó cơ quan tham mưu và triển khai thực hiện là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UNBD các huyện, thị xã. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 69 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7) trang trọng, thiết thực, nghĩa tình.

Theo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 có nêu: ỘThiết chế văn hóa ở các cấp được tăng cường; các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử đã được tắch cực thực hiện; các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiếp tục được sưu tầm, bảo vệ. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã chú trọng nhiều hơn đến nội dung tư tưởng chất lượng nghệ thuật.Ợ[2, tr. 30]. Qua báo cáo chắnh trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, đã thấy rõ sự hiệu quả trong công tác QLNN đối với lĩnh vực văn hóa nói chung và hoạt động lễ hội nói riêng. Các giá trị tinh hoa văn hóa đang được bảo tồn và phát huy giá trị vốn có của nó, làm cho tinh hoa văn hóa của tỉnh nhà ngày càng phát triển bền vững.

Cũng dựa trên những văn bản chỉ đạo của Trung ương. Căn cứ Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chắnh phủ, ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội thì UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND, ngày 29/01/2015, Ban hành Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Quy định có nêu rõ lễ hội phải được tổ chức an toàn, tiết kiệm, không phô trương hình thức. Nội dung lễ hội được chia làm hai phần: Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, ngắn gọn, đảm bảo tắnh giáo dục truyền thống; phần hội tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian tạo không khắ vui tươi, lành mạnh.

Đối với các lễ hội truyền thống hết sức đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh là những lễ hội thu hút nhiều người dân trong và ngoài địa bàn tỉnh tham gia, có lễ hội thời gian kéo dài 3 - 7 ngày, vì vậy mà Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Nông đã chủ động phối hợp với UBND huyện, UBND xã và Ban tổ chức lễ hội trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội đúng với quy chế mà nhà nước ban hành.

Đối với lễ hội lớn của dân tộc như lễ hội mừng xuân mới diễn ra trên địa bàn tỉnh hằng năm thì công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội này được tiến hành hợp lý, khoa học và bài bản. Thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở VHTT&DL tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức lễ hội mừng xuân mới được diễn ra một cách hiệu quả, tiết kiệm đúng theo quy chế. Bên cạnh đó các lễ hội mừng xuân mới của đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ cũng như đồng bào dân tộc thiểu số khắp mọi miền đất nước di cư về đây sinh sống cũng được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh. Các cấp các ngành ở huyện, xã luôn kịp thời báo cáo tình hình lên cơ quan cấp trên là tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở VHTT&DL để nhận văn bản hướng dẫn, giúp công tác quản lý và tổ chức lễ hội ở cơ sở được diễn ra lành mạnh, vui tươi và tốt đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)