Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 39 - 41)

- Khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội: Muốn đi đến khái niệm QLNN về lễ hội thì trước hết cần phải nghiên cứu khái niệm QLNN về văn hóa.

1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk nằm ở trung tâm Cao nguyên Nam Trung bộ của nước Việt Nam, là vùng đất nổi tiếng về cà phê, cao su, tiêuẦvà lễ hội. Đến với Đắk Lắk là đến với núi rừng, sông hồ, những ngọn thác hùng vĩ hòa cùng không

gian văn hóa tắn ngưỡng Tây Nguyên đặc sắc. Hầu hết diện tắch của tỉnh nằm ở phắa Tây dãy Trường sơn. Về dân số toàn tỉnh có khoảng 1.8 triệu người, gồm 1 thành phố (thành phố Buôn Ma Thuột là một trung tâm chắnh trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả tỉnh và cả vùng Tây Nguyên), một thị xã (thị xã

Buôn Hồ) và 13 huyện (với 184 xã, phường, thị trấn, 2.447 thôn, buôn). Đắk Lắk hiện có 44 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó Ê Đê, MỖNông và Gia Rai là ba dân tộc bản địa (chiếm khoảng 30%). Ngoài ra còn có người Kinh và các dân tộc phắa Bắc di cư vào đây. Mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tuy có truyền thống và bản sắc độc đáo riêng, nhưng cùng nhau đoàn kết, xây dựng quê hương và hình thành nên một vùng văn hóa phong phú và giàu bản sắc.

Bên cạnh nền văn hóa cộng đồng đa dạng ấy, phải nói đến một sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu đó là hoạt động lễ hội của người dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Đến Đắk Lắk, chúng ta sẽ được tham dự các nghi lễ nông nghiệp (ăn cơm mới, cầu mưa, mừng được mùaẦ), nghi lễ vòng đời người (đặt tên, trưởng thành, cúng sức khỏe, lễ cướiẦ) khá độc đáo và sinh động của dân tộc bản địa nơi đây. Hay lễ hội mùa xuân của các dân tộc thiểu số phắa Bắc, các lễ hội của người KinhẦĐó là những lễ hội vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng của người dân. Nó mang trong mình sức sống và mơ ước lý tưởng, nhằm cầu mong cho bản thân, gia đình và cộng đồng ngày càng phồn thịnh.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, nghị quyết, chỉ thị như: Nghị quyết số 10/NQ-TW của Bộ Chắnh trị về Tây Nguyên; Chỉ thị số 39 của Thủ tướng Chắnh phủ về đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu sốẦ Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho địa phương có phương tiện tổ chức các hoạt động văn hóa góp phần nâng cao việc giữ gìn và phát huy giá

trị tinh hoa văn hóa của tỉnh nhà.

Tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đối với hoạt động lễ hội của Chắnh phủ về công tác bảo tồn và giữ gìn các lễ hội, đã góp một phần không nhỏ làm chuyển biến bộ mặt văn hóa lễ hội trên địa bàn tỉnh và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho quần chúng nhân dân.

Trong những năm qua công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh đối với các lễ hội truyền thống đã có sự phối hợp chặt chẽ của chắnh quyền địa phương và các ngành liên quan nên bảo đảm được các yêu cầu tổ chức và quản lý đặt ra. Đồng thời các lễ hội mới như: lễ hội cà phê, lễ hội voi Buôn Đôn, lễ hội đua thuyền ở Hồ LắkẦ được tổ chức trên quy mô cấp tỉnh, khu vực do tỉnh, huyện chủ tŕ đã xây dựng được kế hoạch tổ chức và quản lý một cách khoa học, chặt chẽ, diễn ra tốt đẹp và hiệu quả. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cùng với các cấp các ngành có liên quan luôn tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện theo quy định tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Mặt khác, đã ngăn chặn và xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực phát sinh, rút kinh nghiệm chỉ đạo kịp thời đối với các lễ hội chưa đảm bảo tốt các quy định của Nhà nước trong quản lý và tổ chức lễ hội. Đối với các hoạt động lễ hội không chấp hành nghiêm túc các quy định, yêu cầu địa phương báo cáo kịp thời về Sở VHTT&DL để có giải pháp xử lý và báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh và Bộ VHTT&DL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)