Kinh nghiệm của thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 41 - 43)

- Khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội: Muốn đi đến khái niệm QLNN về lễ hội thì trước hết cần phải nghiên cứu khái niệm QLNN về văn hóa.

1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Nơi đây có khắ hậu rất mát mẻ, địa thế xinh đẹp, kỳ vỹ cùng nền văn hóa, kiến trúc độc đáo đã giúp cho Đà Lạt trở thành thành phố du lịch nổi tiếng trên khắp cả nước. Trong lịch sử, Đà lạt từng là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân cư có nguồn gốc đa dạng như:

người Kinh, người Cơ Ho, người Hoa, người Pháp. Ngày nay phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm: người Cơ Ho, người Tày, Nùng, MạẦ

Đà Lạt ngoài được biết đến là thành phố du lịch nổi tiếng, thì còn được biết đến như là một thành phố của lễ hội, nổi tiếng nhất ở đây là lễ hội Hoa Đà Lạt hay còn gọi là Festival Hoa Đà Lạt. Do đó mà khách du lịch tìm đến với Đà Lạt hằng năm trong dịp lễ hội này rất đông, đem đến một nguồn thu ngân sách lớn cho cả thành phố nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Các hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố Đà Lạt diễn ra sôi nổi và đa dạng, do vậy mà công tác QLNN về du lịch tại thành phố cũng được tăng cường và hết sức chặt chẽ. Ngày 01/11/2016 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành công văn số 6761/UBND-VX2 về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh.

Qua thực tiễn về công tác QLNN về hoạt động lễ hội thì các cơ quan, đơn vị chức năng tại thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành công, hiệu quả nhất định, mặc dù vẫn có những sai sót xảy ra nhưng đã kịp thời khắc phục và sửa chữa, giúp cho các hoạt động lễ hội được diễn ra quy mô và thành công.

Cũng thông qua công văn số 6761/UBND-VX2 các sở, ban, ngành của thành phố sẽ căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị và người dân trên địa bàn thành phố, đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó chú trọng xây dựng môi trường văn hóa xã hội thông qua các hoạt động lễ hội.

Phòng VHTT thành phố tăng cường phối hợp với Sở VHTT&DL của tỉnh và các cơ quan ban, ngành khác tại thành phố và tỉnh tiếp tục thực hiện

tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố; định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội; vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hộiẦ nhằm đảm bảo hoạt động lễ hội được diễn ra an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu tắn ngưỡng, vui chơi, giải trắ lành mạnh cho nhân dân. Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, ngày hội.Không cấp phép cho việc tổ chức những lễ hội vì mục đắch thương mại vi phạm các quy định của Nhà nước. Chỉ đạo dừng tổ chức đối với các lễ hội đã được cấp phép nhưng có nội dung phản cảm, kắch động gây bức xúc về dư luận xã hội, đồng thời điều chỉnh nội dung tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.

Ngoài ra công tác nâng cao nâng lực của đội ngũ nguồn nhân lực để quản lý lễ hội đã và đang được thực hiện. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, kỹ năng làm việc với cộng đồng của đội ngũ này ngày càng vũng mạnh, đảm bảo thực hiện tốt và hiệu quả các nhiệm vụ đề ra

Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, trước, trong và sau lễ hội. Kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện tốt các quy định của nhà nước về hoạt động lễ hội trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)