Kết quả đã đạt được của công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 70 - 76)

- Lễ cúng bến nước (Ngă yang kpin êa) của ngườ iÊ Đê:

2.3.1. Kết quả đã đạt được của công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua

động lễ hội tại tỉnh Đắk Nông trong thời gian qua

Thứ nhất, công tác tổ chức và quản lý của quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng với quy định, pháp luật của nhà nước.

Các hoạt động lễ hội được diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp, các ngành của chắnh quyền địa phương cũng như được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phắa người dân trong tỉnh nên công tác

QLNN về hoạt động lễ hội đã diễn ra thuận lợi đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, khả quan, đảm bảo an ninh trật tự cũng như góp phần xây dựng nền văn hóa tỉnh nhà phát triển vững mạnh.

Hoạt động tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng quy định, quy chế mà nhà nước ban hành, cụ thể như: đối với những lễ hội cách mạng thì khâu thành lập Ban tổ chức hợp lý đúng với quy định; kế hoạch, chương trình được xây dựng khoa học, chặt chẽ; các hội thi thể thao, chương chình văn nghệ diễn ra phù hợp với nội dung lễ hội. Đối với những lễ hội tắn ngưỡng của dân tộc thì công tác QLNN đối với những lễ hội này luôn đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng theo quy chế, hạn chế đến mức tối đa các hình thức mê tắn dị đoan, cờ bạc, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩmẦ Đối với những lễ hội truyền thống thì công tác QLNN đã đảm bảo được an ninh trật tự, tránh tình trạng lộn xộn gây mất an ninhẦ

Thủ tục xin cấp phép tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng với quy định nhà nước ban hành, không xảy ra sai sót. Các công trình phục vụ tổ chức lễ hội được đầu tư và quản lý tốt, đảm bảo cho hoạt động lễ hội diễn ra thuận lợi và thành công.

Bên cạnh việc đảm bảo nguyên tắc và thực hiện đúng với quy định, quy chế tổ chức lễ hội do Nhà nước ban hành thì công tác QLNN về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh cũng phát huy vai trò sáng tạo, năng động của mình trong việc quản lý và tổ chức lễ hội, luôn đảm bảo lễ hội diễn ra thành công, tốt đẹp.

Thứ hai, các hoạt động lễ hội được diễn ra thành công do công tác chỉ đạo, phân công nhiệm vụ và phối hợp thực hiện của các cơ quan đơn vị có liên quan về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh được quy định chặt chẽ, xuyên suốt, thống nhất và đồng bộ từ trên xuống.

Văn hóa và Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (Ngày 31/7/2007, Quốc hội khóa XII ra Nghị quyết quyết định thành lập ra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục Thể thao. Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam) có quy định lễ hội tổ chức ở địa phương nào, Ủy ban nhân dân cấp đó có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định. Và việc thành lập ra Ban tổ chức lễ hội cũng hoàn toàn đúng với quy định đã được ban hành. Công tác tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội được quy định rõ ràng, thông suốt từ trên xuống từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, cấp phường. Các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện được phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể bằng văn bản. Khi hoạt động diễn ra, từ công tác chuẩn bị đến công tác thực hiện khi lễ hội diễn ra và sau khi lễ hội kết thúc được các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm liên quan trong tỉnh thực hiện đúng với trách nhiệm được giao. Không bị chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, khiến cho lễ hội được diễn ra suôn sẽ và tốt đẹp.

Thứ ba, xây dựng và tổ chức thực hiện thành công các đề án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày 13/9/2004, Chương trình hành động số 31-CTr/TU, ngày 13/11/2014, triển khai các đề án, chắnh sách phát triển về văn hóa như: Đề án Phát triển văn hóa thông tin tỉnh Đắk Nông đến năm 2010; Đề án Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội - hoa văn - cồng chiêng và nhạc cụ dân gian của dân tộc MỖNông tỉnh Đắk Nông, giai

đoạn 2005 - 2009; Đề án Xã hội hóa hoạt động văn hóa giai đoạn 2006 - 2010; Đề án Tổng thể phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2012 - 2020, Đề án Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lễ hội, hoa văn, cồng chiêng và nhạc cụ các dân tộc thiểu số tại chỗ giai đoạn 2010 - 2015, Đề án Sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị hiện vật lịch sử, văn hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020Ầ

Thực hiện Nghị quyết số 329/2004/NQ-HĐI, ngày 31/12/2004 của HĐND tỉnh Đắk Nông về việc thông qua Đề án bảo tồn, phát huy Lễ hội - Hoa văn - Cồng chiêng và nhạc cụ dân gian của dân tộc MỖNông tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2005 - 2009 (được UBND tỉnh triển khai cụ thể thông qua Quyết định số 13/2005/QĐ-UBND, này 25/01/2005, về việc triền khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy Lễ hội - Hoa văn - Cồng chiêng và nhạc cụ dân gian của dân tộc MỖNông tỉnh Đắk Nông). Nghị quyết số 02/2010/NQ- HĐND, ngày 06/5/2010 của HĐND tỉnh Đắk Nông, về việc thông qua Đề án Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Lễ hội - Hoa văn - Cồng chiêng và nhạc cụ của dân tộc thiểu số tại chỗ, giai đoạn 2010 - 2015 (được UBND tỉnh triển khai cụ thể thông qua Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND ngày 15/6/2010, về việc ban hành Đề án Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Lễ hội - Hoa văn - Cồng chiêng và nhạc cụ của dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Nông), qua 10 năm thực hiện, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong đó có lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh đã khôi phục được 50 lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ, trong đó có những lễ hội độc đáo từng bị thất truyền trong đời sống đồng bào như: Lễ cúng bến nước, Lễ cúng trưởng thành, Lễ kết nghĩa giữa các bon, Lễ hội mừng lúa mới, Lễ rước Kơ pan, Lễ cầu mưa, Lễ mừng được mùaẦ Ngoài ra đã tổ chức thành công Ngày hội văn hóa các dân tộc. Đây là hoạt động văn hóa mang đậm nét dân gian, nhằm khôi phục và giáo dục ý thức phát huy nét

đẹp văn hóa của đồng bào sinh sống lâu đời trên mảnh đất này.

Trong năm 2014, Sở VHTT&DL tỉnh đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng thành công dự án Đầu tư bảo tồn bon văn hóa truyền thống dân tộc Mạ (bon BỖTông, xã Đắk Plao, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông). Dự án đã được Bộ VHTT&DL thông qua và đang tiến hành triển khai. Ngoài ra, Dự án Bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Nông - Việt Nam do UNESCO tài trợ được triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Ngày 08/8/2016, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 1352/QĐ-UBND về việc Ban hành Đề án Bảo tồn và phát huy Di sản Không gian văn hóa Cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 - 2020. Mục tiêu chung của đề án là góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số tại chỗ (MỖNông, Ê Đê và Mạ).

Thứ tư, tổ chức thành công các lễ hội đã góp phần kắch thắch phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh.

Với lợi thế về địa hình và bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc tại địa phương, tỉnh Đắk Nông đang là điểm du lịch lý tưởng của mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước. Và việc tổ chức các hoạt động lễ hội đặc biệt là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh đã góp một phần lớn trong việc thu hút khách du lịch tìm đến, đưa các lễ hội truyền thống tại nơi đây trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 23/10/2006 của Tỉnh ủy Đắk Nông về phát triển du lịch Đắk Nông giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020: Ộ Động viên các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư mạnh vào các dự án trọng điểm Dray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ; Nâm Nung và Liêng Nung, Tà ĐùngẦ Vận động tổ chức cho nhiều nhà đầu tư vào khu, điểm du lịch. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố bạn để phát triển các tour du lịch đến với Đắk NôngỢ [56]. Các hoạt động lễ hội diễn ra

đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế Ờ xã hội của tỉnh Thông qua lễ hội, hình ảnh của địa phương được quảng bá rộng rãi trên khắp cả nước và đến với du khách trong và ngoài nước, tạo cơ hội đầu tư, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, phát triển ngành nghề dịch vụ và kinh doanh sản phẩm văn hóa.

Song song với đó công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội đạt hiệu quả đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân trong tỉnh, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Bên cạnh đó, môi trường lễ hội chắnh là nơi giúp cộng đồng bảo tồn và phát huy những tinh hoa tinh túy của dân tộc. Mặt khác hoạt động lễ hội là tấm gương phản chiếu nền văn hóa đặc sắc của dân tộc. Một dân tộc có nền văn hóa đặc sắc phát triển thì xã hội cũng phát triển tương ứng, vì vậy thúc đẩy văn hóa phát triển cũng chắnh là thúc đẩy xã hội phát triển.

Thứ năm, công tác quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn tỉnh đạt được hiệu quả, góp phần làm nâng cao ý thức của người dân về truyền thống quý báu của dân tộc, biết quý trọng những gì thiêng liêng mà cha ông để lại, biết gắn kết, tương trợ lẫn nhau và biết giữ gìn di sản văn hóa.

Trong những năm vừa qua, cùng với sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh ủy cũng như chắnh quyền địa phương, các hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh diễn ra khá là thành công, hạn chế đến mức tối đa những sai sót xảy ra trong quá trình diễn ra lễ hội. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung và tắnh chất lễ hội được các cấp, các ngành có liên quan thực hiện sâu rộng và triệt để, khiến cho ý thức của người dân tham gia vào lễ hội được nâng cao, nhận thức về niềm tự hào dân tộc, về quê hương đất nước được bền chặt, đó là yếu tố khiến cho lễ hội được diễn ra tốt đẹp và thành công.

Tỉnh Đắk Nông là nơi hội tụ của rất nhiều anh em dân tộc khắp mọi miền tề tựu về đây sinh sống cùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sống lâu đời trên mảnh đất này. Nên hoạt động lễ hội phải được tổ chức bao quát, phù

hợp với tinh thần dân tộc của từng vùng. Giúp đồng bào dân tộc luôn nhớ về nguồn cội nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Minh họa như lễ hội Mừng xuân, được Sở VHTT&DL phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan cùng nhau tổ chức. Chương trình, nội dung của lễ hội mừng xuân phải mang tắnh bao quát cho tất cả các dân tộc, phải đảm bảo yếu tố chung của mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước, đó là một vấn đề khó khăn mà Sở VHTT&DL phải nổ lực hết mình để xây dựng được một chương trình, nội dung phù hợp nhất, sâu rộng nhất đem đến cho người dân, cho cộng đồng dân tộc đã sinh sống lâu đời và những anh em dân tộc khác di cư đến đây sinh sống được chào đón một lễ hội sôi nổi, ý nghĩa nhất.

Thông qua các lễ hội cách mạng, truyền thống, hiện đại thì tinh thần văn hóa dân tộc của người dân trên địa bàn tỉnh càng được nâng cao, mọi người biết đoàn kết, chia sẽ, tương trợ lẫn nhau cùng giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn chông gai. Nhà nước cùng với sự quản lý của mình đã đem đến cho đồng bào anh em trên mảnh đất này sự gắn kết hòa thuận, từ miền xuôi đến miền ngược, từ vùng núi đến đồng bằng thông qua việc tổ chức thành công những lễ hội văn hóa. Giúp mọi người luôn nhớ ơn và giữ gìn truyền thống quý báu cũng như những di sản vô giá mà cha ông đã để lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội tại tỉnh đăk nông (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)