Gia đình là tế bào của xã hội. Trong mỗi gia đình, các thành viên sống bình đẳng, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và không có bạo hành là nền tảng tiến tới một xã hội phát triển bền vững. Xuất phát từ ý nghĩa gia đình là tổ ấm và thực tiễn đã cho thấy những thành quả phát triển đất nước có được phần lớn từ sự đóng góp của mỗi gia đình; trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng và bảo vệ gia đình. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình, trong đó có vấn đề bạo lực gia đình như Hiến
pháp năm 2013, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật phòng, chống bạo lực gia đình... Trong khi đó, trên thực tế, tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều nơi, số vụ bạo hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng có chiều hướng tăng cao, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tính mạng của con người xảy ra hàng ngày, chủ yếu đối với phụ nữ và trẻ em. Trong số 10.608 vụ án xét xử về hôn nhân và gia đình từ năm 2010 - 2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì có tới 42% số vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình... Điều đó không những trái với truyền thống văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa của dân tộc ta mà quan trọng hơn là đã xâm phạm đến quyền con người. Xuất phát từ thực tiễn đó, để thực hiện mục tiêu “mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”, vấn đề cần đặt ra là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phòng, chống bạo lực gia đình. Cần thiết phải đánh giá đúng vị trí của gia đình trong thời k đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và trước thực trạng bạo lực gia đình đáng báo động như hiện nay thì đẩy nhanh hơn nữa việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình là đòi hỏi thiết yếu và khách quan.
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung sau:
Một là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó bao gồm: xây dựng thể chế và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, pháp luật về PCBLGĐ: quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, chương trình phối hợp, các dự án, đề án, các công trình quan trọng liên quan đến việc PCBLGĐ.
Thể chế là một hệ thống các chế định chi phối một số cơ quan ở trong đơn vị pháp lý nào đó.
Pháp luật là phương tiện thể chếhóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, làm cho chủ trương, đường lối, chính sách đó có hiệu lực thực thi thống nhất trên quy mô toàn xã hội. Hệ thống pháp luật là phương tiện mở rộng các quyền tự do, dân chủ của công dân, phản ánh các mặt của nền dân chủ; định ra những hình thức, biện pháp hữu hiệu để nhân dân tham gia quản lý các công việc của nhà nước.
Chiến lược, chính sách PCBLGĐ xác định các mục tiêu cơ bản, lâu dài của sự phát triển gia đình và các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đó cũng như phương hướng và dự kiến giải quyết những vấn đề liên quan đến PCBLGĐ trên quy mô lớn. Những bộ phận cấu thành chủ yếu của chiến lược PCBLGĐ là hệ thống các mục tiêu và gia đình, các chính sách về PCBLGĐ và biện pháp lớn đảm bảo thực hiện mục tiêu.
Xây dựng chiến lược là công việc hết sức quan trọng và phức tạp đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, điều tra mọi nhu cầu, khả năng, tính toán các phương án tối ưu, đồng thời phải quán triệt những quan điểm phát triển của chiến lược.
Hai là, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có chức năng đấu tranh chống bạo lực gia đình.
Các cơ quan quản lý nhà nước là yếu tố không thể thiếu để tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước về PCBLGĐ. Nếu không có một hệ thống các cơ quan hành chính với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về PCBLGĐ một cách rõ ràng thì các hoạt động quản lý nhà nước về PCBLGĐ không thể tiến hành đồng bộ và hiệu quả. Việc thiết kế một bộ máy quản lý PCBLGĐ gọn nhẹ, ít tầng nấc sẽ làm cho hoạt động hành chính vừa diễn ra có hệ thống, vừa đảm
bảo tính linh hoạt, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước, vừa không bỏ sót nhiệm vụ mà cơ quan hành chính nhà nước phải đảm nhận. Trong quá trình phát triển, Nhà nước không ngừng kiện toàn, cũng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về PCBLGĐ; nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho từng giai đoạn.
Ngoài ra, các cơ quan này còn có nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức quản lý nhà nước về PCBLGĐ; tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác gia đình và PCBLGĐ.
Đội ngũ công chức quản lý nhà nước về PCBLGĐ là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một nhiệm vụ thường xuyên, làm việc trong bộ máy nhà nước, được phân loại theo trình độ được đào tạo, ngành nghề chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách để thực thi công vụ trong quản lý nhà nước về PCBLGĐ. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về gia đình, PCBLGĐ, chính sách và pháp luật về gia đình mới đưa vào đời sống xã hội.. Chỉ có thông qua những hoạt động cụ thể này, các chính sách, chiến lược về PCBLGĐ mới thật sự đi vào thực tiễn đời sống xã hội.
Ba là, tổ chức thực thi chính sách và công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Bao gồmcác hoạt động sau:
Thứ nhất, tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho mọi công dân, tổ chức trong lĩnh vực PCBLGĐ. Chiến lược và chính sách PCBLGĐ sau khi được xây dựng, ban hành cần phải được hướng dẫn và tuyên truyền. Trong điều kiện truyền thông phát triển mạnh mẽ như hiện nay, cơ quan nhà nước cần phải vận dụng tối đa lợi thế của
truyền thông đa phương tiện như truyền hình, phát thanh, báo chí, internet… để phục vụ cho công tác tuyên truyền. Trong những dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc, Ngày Gia đình Việt Nam, Ngày của mẹ, Ngày của cha, Tết cổ truyền… cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức cổ động trực quan như băng-rôn, biểu ngữ, áp-phích, tờ rơi, tuyên truyền miệng, các buổi mít-tinh, tọa đàm, tuần hành, các buổi biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, các hội thi dành cho gia đình… để mỗi người cảm nhận ý nghĩa to lớn của tổ ấm gia đình, hạn chế và giảm thiểu tối đa hành vi bạo lực để xây dựng gia đình hạnh phúc.
Thứ hai, quản lý công tác thu thập, khai thác thông tin số liệu về PCBLGĐ. Khai thác thông tin, số liệu, bằng chứng về tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình từng năm để góp phần ra những quyết định tạm thời; phục vụ xây dựng kế hoạch hoạt động và hoạch định chính sách về PCBLGĐ. Ngoài ra, thông tin, số liệu chính xác còn giúp chứng minh kết quả và nâng cao trách nhiệm giải trình, tránh sự trùng chéo có thể xảy ra, tăng sự phối hợp khi có nhiều cơ quan cùng tham gia. Đồng thời, công tác này còn giúp nâng cao khả năng điều phối, theo dõi, đánh giá của các cơ quan tham gia trong việc PCBLGĐ thuộc lĩnh vực quản lý; đóng góp vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bộ VHTTDL và UNFPA trong lĩnh vực PCBLGĐ.
Thứ ba, tổ chức xây dựng và quản lý các hoạt động của các mô hình PCBLGĐ, bao gồm công tác chỉ đạo, hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các mô hình PCBLGĐ; đồng thời thực hiện công tác kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí để các mô hình PCBLGĐ hoạt động hiệu quả. Để từng thành viên gia đình có thêm thông tin, kiến thức, cũng như có khi xảy ra mâu thuẫn, bất hòa, bạo lực… nhà nước cần thiết tổ chức các hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình như: tư vấn, giáo dục trước hôn nhân; cung cấp kiến thức, kỹ năng xây dựng và tổ chức cuộc sống gia đình; lồng ghép phù hợp nội dung giáo dục đời sống gia đình vào chương trình các cấp học; hỗ trợ việc duy trì, bảo tồn các giá trị truyền thống tốt
đẹp của gia đình; hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình; xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững; mở rộng mô hình nhà tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình…
Thứ tư, thực hiện việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân BLGĐ. Theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, các biện pháp thực hiện bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:
- Phát hiện, báo tin: Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực. Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
- Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ: Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra, bao gồm: Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình; cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc). Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình tu theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quy định nói trên.
Thứ năm, tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát, khen thưởng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực PCBLGĐ.
Kiểm tra, thanh tra đều là những công cụ quan trọng, là chức năng chung của quản lý nhà nước. Qua kiểm tra, thanh tra, các cơ quan quản lý nhà nước có thể theo dõi, phân tích, đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đã đề ra. Thanh tra, kiểm tra tuy có sự khác biệt nhưng chỉ là tương đối.
Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết định k rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện mô hình phòng, chống bạo lực gia đình. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và kiên quyết đưa ra kiểm điểm giáo dục trước nhân dân các đối tượng có hành vi vi phạm. Nếu thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp nêu trên, cũng có thể hạn chế đến mức thấp nhất nạn bạo hành gia đình như trong thời gian vừa qua, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ trong thời k CNH, HĐH.