- Trình độ dân trí: Từ khi được giải phóng đến nay, đất nước nói chung
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
ngành, tổ chức, cá nhân và từng gia đình phải có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ, thống nhất và có sự phối hợp chặt chẽ. Một số giải pháp cơ bản bao gồm:
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình chống bạo lực gia đình
Để thuận lợi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình, Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Việc tiến hành rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là vô cùng cần thiết. Bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, thông tư…phải kịp thời và phù hợp thực tế, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phải căn cứ vào nội dung, hình thức và thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Các nhà làm luật trong quá trình nghiên cứu để xây dựng các quy định phòng, chống bạo lực đã dường như chưa quan tâm, chưa đề ra cơ chế cho việc thực thi trên thực tế, mà chỉ quy định một cách chung chung trong Chương 4 Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Theo ý kiến bản thân tác giả cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về vấn đề này. Hiện nay, việc nhận dạng các hành vi bạo lực gia đình chưa được cập nhật theo thực tế diễn ra, từ đó dẫn đến việc khó xác định xử phạt. Theo báo cáo của Thành phố cuối năm 2014, các địa phương trên địa bàn Thành phố đã xử lý theo biện pháp tư vấn tại cộng đồng 15 vụ, hòa giải 26 vụ, góp ý phê bình tại cộng đồng 16 vụ, áp dụng biện pháp giáo dục tại phường – xã, thị trấn 04
vụ, xử phạt hành chính 13 vụ, xử lý hình sự 06 vụ. Từ những số liệu trên cho thấy còn những vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn, bạo lực gia đình kéo dài chưa được xử lý tốt. Từ đó cần quan tâm nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ quản lý và phụ trách công tác gia đình trên địa bàn thành phố, cán bộ lãnh đạo địa phương cần tăng cường kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện các can thiệp.
Ngoài ra, việc dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với những hành vi bạo lực gia đình là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 8, Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên các Nghị định quy định việc xử phạt hiện nay chưa đề ra bất k một hình thức xử phạt nào cho các hành vi này. Điều này là hoàn toàn vô lý và cần phải được sửa chữa. Vì vậy, cần phải quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình, sự thờ ơ, vô trách nhiệm cũng cần có những chế tài thích đáng.
Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố và các quận huyện cần mở nhiều lớp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, đưa pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đến cán bộ, nhân dân, thông qua đó mọi người hiểu biết và chấp hành tốt, không vi phạm.
Tất cả các giải pháp cơ bản trên chỉ được thực hiện có hiệu quả khi phải chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác gia đình các cấp, đặc biệt là ở cấp xã – phường, thị trấn. Do đặc thù công việc, thông thường vị trí công chức Văn hóa – xã hội khó tuyển dụng, hoặc nếu tuyển dụng được thì chuyên ngành có thể không phù hợp. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, cần triển khai các công việc sau:
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, nhu cầu và định hướng đào tạo cho cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình cho công chức làm công tác gia đình các cấp trên địa bàn Thành phố theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch; bổ sung chương trình bồi dưỡng cho lực lượng tổ hòa giải cơ sở. - Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang phối hợp xây dựng
chuyên ngành đào tạo về gia đình và quản lý nhà nước về gia đình theo Đề án Kiện toàn, đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp đến năm 2020. Thành phố Hồ Chí Minh có thể cử cán bộ công chức theo học các lớp bồi dưỡng kiến thức về gia đình, quản lý nhà nước về gia đình.
- Bên cạnh việc chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các lớp tập huấn kiến thức pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng, chính sách về gia đình nói chung. Căn cứ tình hình thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh có thể chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức tập huấn hai lần trong năm, tùy chuyên đề từ hai đến ba ngày; nội dung tập huấn nhất thiết phải quán triệt chủ trương, vấn đề mới và cập nhật, nhắc lại những nội dung đã triển khai trước đây.