- Trình độ dân trí: Từ khi được giải phóng đến nay, đất nước nói chung
3.3.3. Đối với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh
Tiếp tục kiện toàn hệ thống bộ máy, cán bộ làm công tác gia đình các cấp, đặc biệt là cấp quận, huyện và phường xã đủ mạnh để đảm bảo quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình.
Chỉ đạo các sở, ngành, các tổ chức chính trị xã hội phối hợp và tạo điều kiện cho Sở Văn hóa Thể thao thực hiện tốt các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng can thiệp, hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ làm hoặc tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho nhân viên y tế của Trạm y tế phường – xã, thị trấn về chuyên môn chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình.
Tiếp tục chỉ đạo việc phổ biến pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình đến hộ gia đình trên địa bàn dân cư; có giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở phường – xã, thị trấn. Tiếp tục nhân rộng những mô hình, các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả trên địa bàn Thành phố. Tăng cường năng lực và phát huy hoạt động địa chỉ tin cậy ở cộng đồng trong tiếp cận và trợ giúp cho nạn nhân bạo lực gia đình, nâng cao tính hiệu quả trong tiếp nhận và xử lý thông tin về bạo lực gia đình trên địa bàn phường – xã, thị trấn.
Tạo điều kiện và chỉ đạo UBND quận – huyện, phường – xã, thị trấn tạo điều kiện cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc y tế và tư vấn sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình; quản lý và phát huy chức năng trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình của cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn trong cung cấp dịch vụ chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho nạn nhân bạo lực gia đình.
UBND Thành phố chỉ đạo UBND phường – xã, thị trấn giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật. Kêu gọi báo chí, đài phát thanh, truyền hình tham gia nhiều hơn, tích cực hơn nữa vào cuộc đấu tranh chống bạo lực gia đình, công chúng cần được tiếp cận nhiều hơn nữa với các phương tiện truyền thông này. Làm sao thông tin được các nội dung, chủ đề về bạo lực gia đình và phòng chống bạo lực gia đình đến được với người dân tận thôn, bản, khu phố.
TIỂU KẾT CHƢƠNG III
Chương III đã lần lượt trình bày các giải pháp và các kiến nghị về hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Để công tác quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao, cần thiết phải thực hiện đồng bộ những giải pháp mà tác giả đã đề ra, đồng thời phải có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng các cấp, sự phối hợp tích cực, chặt chẽ của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Việc thực hiện các nhóm giải pháp sẽ góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc mà nạn nhân của bạo lực gia đình phải gánh chịu, đồng thời giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được thuận lợi hơn và đạt kết quả theo yêu cầu đề ra.
KẾT LUẬN
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt tạo điều kiện cho gia đình phát triển tốt. Bước sang thế kỷ 21, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, là vấn đề nhức nhối của mỗi gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả nạn nhân, gia đình và xã hội, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, công tác phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề có tính chất chiến lược, là mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Bạo lực gia đình diễn ra với những hình thức muôn màu, muôn vẻ. Đó có thể là bạo lực vật chất hay tinh thần; bạo lực bằng vũ lực hay ngôn từ; bạo lực của người lớn đối với người nhỏ hay ngược lại và nghiêm trọng nhất hiện nay là bạo lực chống lại phụ nữ do người chồng gây ra… Đằng sau những tệ nạn xã hội đó có thể là những lý do sâu xa như trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật hay tư tưởng trọng nam, khinh nữ còn quá nặng nề… mà bản thân những người trong cuộc cũng chưa nhận thức được. Điều đó đặt ra những yêu cầu đòi hỏi bởi các cơ quan, nhà nước, các cấp chính quyền phải giải quyết thông qua hoạt động quản lý của mình.
Chính vì vậy, từ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; qua phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cùng những phân tích về cơ sở lý luận, thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đối với 24 quận, huyện (đại diện quận 10, Bình Thạnh, Gò Vấp) trên địa bàn Thành phố, với 200 mẫu nghiên cứu, học viên mạnh dạn đề xuất 02 nhóm giải pháp lớn (giải pháp cơ bản và giải pháp hỗ trợ). Đồng thời cũng đưa ra 03 kiến nghị đối với Quốc hội, đối với Chính phủ và đối với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh. Những kiến
nghị này đều có tính khả thi nhằm giúp UBND Thành phố hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
Quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một vấn đề mới, cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu chuyên biệt. Trên cơ sở kiến thức quản lý hành chính nhà nước, quản lý các vấn đề xã hội và các văn bản chỉ đạo, quản lý hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình của Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đã tập hợp, hệ thống và phân tích làm rõ nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình một cách cụ thể, khoa học; làm tiền đề lý luận cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này.