Tổ chức thực thi chính sách và công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tại TP Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 69 - 72)

- Trình độ dân trí: Từ khi được giải phóng đến nay, đất nước nói chung

2.2.4. Tổ chức thực thi chính sách và công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tại TP Hồ

lượng chức năng thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tại TP. Hồ Chí Minh

Với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được phân bổ từ Trung ương đến địa phương như hiện nay, để thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, điều đòi hỏi quan trọng nhất là thể chế quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình cần phải thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình nhằm bảo đảm công tác bình đẳng giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nạn nhân bạo lực gia đình trong xã hội.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình gồm: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam” [29, tr. 52]. Đây là nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống bạo lực gia đình bởi nhiều lý do. Xuất phát từ thực tế quan hệ trong gia đình mang tính khép kín, với các thành viên gia đình cũng như những người xung quanh, việc trong gia đình thì người ngoài ít có cơ hội xen vào.Vì thế những vụ bạo lực gia đình thường khó phát hiện, khi bị phát hiện cũng khó xử lý bởi tâm lý e ngại của nạn nhân và cả những người biết chuyện, và thậm chí nếu xử lý rồi thì khả năng tái diễn cũng rất cao vì để tìm ra biện pháp ngăn chặn phù hợp là không dễ. Các quy định pháp luật khó vươn tới từng gia đình, bởi nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, sự can thiệp thô bạo của pháp luật có thể dẫn tới phá hoại các mối quan hệ các thành viên gia đình. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải trong

vấn đề này là rất quan trọng, góp phần định hướng hành vi của mỗi người: nạn nhân của BLGĐ được trang bị kiến thức để tự bảo vệ mình; người có thể có hành vi bạo lực có thể nhận thức được tính chất, hậu quả của hành vi để tự kiềm chế tốt hơn; những người xung quanh biết được trách nhiệm tham gia phòng chống bạo lực gia đình và có ứng xử phù hợp. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi bạo lực gia đình cũng cần được quan tâm. Ở một số địa phương, công tác tuyên truyền được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh, phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức thành viên, tuy nhiên việc áp dụng xử phạt các hành vi bạo lực gia đình còn hạn chế, chưa đủ tính răn đe.

Từ nhận định trên, công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tại TP. Hồ Chí Minh đòi hỏi phải được tập trung thực hiện đồng bộ, từ việc thành lập ban chỉ đạo đến công tác tuyên truyền chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ, thành lập và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, xử lý các hành vi vi phạm…. Cụ thể, thông qua Báo cáo tình hình triển khai Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản đề án thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2011-2015 của Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2015, 100% phường – xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó 275/322 phường – xã, thị trấn thực hiện hoàn chỉnh các nội dung mô hình. Toàn thành phố hiện có 1.313 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 1.704 tổ tư vấn tham gia vào công tác tư vấn về gia đình ở cơ sở; 1.438 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, trong đó có 276 phường – xã, thị trấn có địa chỉ tin cậy ở cộng đồng có điều kiện tạm lánh; huy động 8.425 tổ hòa giải cơ sở tham gia hòa giải về gia đình [38, tr.10].

Nhằm góp phần xóa bỏ nạn bạo lực gia đình, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ký kết dự án “Xây dựng ứng

phó quốc gia đối với bạo lực gia đình giai đoạn 2012-2016” với mục tiêu tổng thể của dự án là tăng cường năng lực quốc gia trong việc xây dựng và thực hiện ứng phó với bạo lực gia đình nhằm góp phần giảm bạo lực gia đình. Dự án đã được thực hiện từ ngày 1/8/2012 và kết thúc vào 31/12/2016 với tổng kinh phí dự kiến hơn 1,8 triệu USD. Theo đó, dự án sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cho việc thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tăng cường hiệu quả trong quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Đưa nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

Theo Bà Trần Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau khi thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống BLGĐ với chủ đề “Mình là đàn ông, mình nói không với bạo lực gia đình” của Hiệp hội triển khai tới các quận, huyện, xã phường và khu phố thì các tỷ lệ bạo lực gia đình đã có chiều hướng giảm mạnh. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang duy trì được 25 điểm mô hình phòng chống bạo lực gia đình. Hàng năm, tỷ lệ bạo lực gia đình giảm hơn 30%. Năm 2017, Thành phố đề ra chỉ tiêu phấn đấu giảm 40% số vụ bạo lực gia đình, giảm đáng kể so với tỷ lệ chung của cả nước. Ngăn chặn bạo lực gia đình rất cần sự đồng lòng, chung tay của cả xã hội. Không chỉ người dân mà các cơ quan chức năng, các ban ngành cũng phải vào cuộc với các biện pháp chế tài rõ ràng và quyết liệt đối với các đối tượng có hành vi bạo lực gia đình. Có như vậy mới xóa bỏ triệt để tình trạng này và từ đó xây dựng gia đình hạnh phúc làm nền tảng cho sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, bộ máy tổ chức phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố có lúc, có nơi còn thiếu thống nhất, mang tính hình thức, hoạt động còn hạn chế, đặc biệt là tuyến cơ sở phường, xã. Một số quận – huyện và cơ sở phường – xã có thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình, có chương trình hành

động, song thiếu quy chế phối hợp liên ngành, hoặc có quy chế phối hợp liên ngành nhưng không được thực hiện, nên kết quả phối hợp còn hạn chế. Một số ban, ngành, đoàn thể thành viên còn thiếu sự chủ động trong việc phối hợp liên ngành phòng, chống bạo lực gia đình, chỉ tiến hành các hoạt động trong phạm vi của đơn vị mình mà không chủ động phối hợp với đơn vị khác có cùng chức năng, nhiệm vụ. Có lúc hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình được phó mặc cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình mà thiếu sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và của cộng đồng xã hội. Có nơi, hoạt động của Ban chỉ đạo không hiệu quả, chỉ thành lập cho có, chưa phát huy hết vai trò của Ban. Hoạt động giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình của MTTQ và các tổ chức đoàn thể còn hình thức, chưa sâu. Nguồn lực trong thực thi phối hợp liên ngành còn hạn chế. Vai trò liên kết, điều phối giữa các thành viên trong Ban chỉ đạo có lúc chưa được phát huy, chủ yếu vẫn là hoạt động của Sở Văn hóa – Thể thao và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)