Thành phố Hồ Chí Minh là những người ra đi từ vùng ngũ Quảng, họ ra đi vì nhiều lý do khác nhau, có thể do thiếu ruộng đất làm ăn, không chịu được cảnh o ép của bọn quan lại, cường hào địa phương, hay khao khát về một vùng đất mới, một chân trời tự do để lập nghiệp. Họ dám chấp nhận một cuộc dấn thân đến một nơi hoàn toàn xa lạ, chưa biết trước những gì đang thử thách họ. Hành trang của họ chỉ là hai bàn tay trắng, nhưng họ có một nghị lực phi thường, dám đối đầu với khó khăn, hiểm nguy đang chờ chực họ. Muốn tồn tại và phát triển trên vùng đất này, ngoài
sự can trường, họ còn có sự thông minh, năng động, sáng tạo, linh hoạt để biến một vùng đất hoang sơ thành một vùng đất trù phú, gạo trắng, nước trong. Để tồn tại được họ phải cố kết với nhau, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi để cùng sản xuất và sinh sống. Tính cách trọng nghĩa trọng nhân tài, cưu mang đùm bọc nhau trong gian khó đã trở thành một tính cách của người Nam Bộ nói chung và người Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tính cách này đã trở thành máu thịt, lưu giữ qua nhiều thời k lịch sử, trở thành nét văn hóa truyền thống. Thành phố Hồ Chí Minh trước nay vốn thu hút cư dân đến từ nhiều nơi khác nhau, phần lớn là miền quê hoặc thị tứ nhỏ. Có thể nhận thấy nhiều nét riêng của từng khu phố vì nguồn gốc xuất phát khác nhau của cư dân, song nét đặc trưng chung của cư dân Thành phố là tác nhân cải hóa từng bước lối sống của “dân nhập cư” qua các thời k . Người dân Thành phố có đặc tính tâm lý cởi mở, thoải mái, không toan tính thiệt hơn. Tuy nhiên cũng chính vì đặc điểm tâm lý này từ đó dẫn đến dễ phát sinh những mâu thuẫn trong cuộc sống khi quyền lợi cá nhân bị xâm phạm. Chẳng hạn do nhận thức của nạn nhân bị bạo hành và xã hội về bạo lực gia đình còn chưa đúng đắn, đó là khi bạo lực xảy ra họ thường có chung một suy nghĩ rằng không nên “vạch áo cho người xem lưng”, hoặc chuyện gia đình người ta mình không nên can thiệp… chính những suy nghĩ như vậy mà có nhiều vụ bạo hành gia đình xảy ra nghiêm trọng nhưng người dân hay hàng xóm vẫn làm ngơ, cứ thế người phụ nữ bị bạo hành lại tiếp tục cam chịu, giấu diếm để sống chung với nguy hiểm cho nên nạn bạo hành trong các gia đình vẫn tồn tại và tiếp diễn. Yếu tố tâm lí này chính là rào cản trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình, vì vậy các cấp chính quyền cần có kế hoạch, chính sách cụ thể như tuyên truyền, vận động, giảng giải về pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình đến từng người dân để họ hiểu rõ và có nhận thức đúng đắn về quyền và giá trị của họ giúp họ có nhận thức đúng hơn về nạn bạo hành để có thể bảo vệ tốt bản thân và bảo vệ hạnh phúc của gia đình.