- Trình độ dân trí: Từ khi được giải phóng đến nay, đất nước nói chung
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phòng, chống bạo lực gia đình
của mình, phải đưa ra các giải pháp nhằm giảm các yếu tố rủi ro đối với gia đình; xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình, lựa chọn giới tính thai nhi; phát triển các dịch vụ xã hội đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ của gia đình...
Nhằm thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; các chương trình, đề án thuộc Chiến lược, ngày 05/4/ 2017, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam và các chương trình, đề án trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 (số 1852/KH-UBND). Theo đó, các nội dung hoạt động trong năm 2017 gồm:
- Truyền thông vận động nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi. - Giáo dục nâng cao kiến thức pháp luật hỗ trợ xây dựng gia đình.
- Thực hiện chính sách, pháp luật chăm sóc y tế, sức khoẻ cho gia đình và cộng đồng.
- Thực hiện các chính sách, chương trình về an ninh, xã hội.
- Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường công tác phát hiện, xử lý vi phạm.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phòng, chống bạo lựcgia đình gia đình
Bạo lực gia đình đã vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, làm xói mòn đạo đức, ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Bạo lực gia đình đang đặt ra việc đòi hỏi sự quan
tâm của toàn xã hội, mà trước hết là phương châm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sự quản lý, điều hành trực tiếp của chính quyền các cấp.
Nhận thức rõ tác hại của vấn đề này, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời k quá độ lên CNXH năm 1991 và nhiều văn kiện của Đảng đã nhấn mạnh đến vai trò của gia đình là tế bào của xã hội, là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, đặc biệt khi đất nước bước vào thời k đổi mới. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời k công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành chương trình hành động số 01-Ctr/TU ngày 19/12/2005 tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình theo tinh thần của Chỉ thị 49, chỉ đạo các cấp ủy tổ chức lớp quán triệt Chỉ thị của Trung ương, Chương trình hành động của Thành ủy đến đội ngũ cán bộ chủ chốt, các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân. Quan điểm của Đảng đã chỉ rõ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong công tác phòng chống bạo lực gia đình phải coi bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội cấp bách, tác động và ảnh hưởng xấu đến nhân cách, phẩm giá con người, là việc làm thiếu nhân văn. Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội, trong phần nghiên cứu khảo sát bảng hỏi đã có trên 68% khẳng định phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung. Tuy nhiên, phòng chống bạo lực gia đình phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, lấy phòng là chính. Cần quan tâm chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, làm tốt công tác tư vấn, tiếp xúc, hòa giải.
Công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình là vấn đề có tính chiến lược, cấp thiết, là mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Quan điểm lãnh đạo chỉ đạo của Đảng về công tác phòng chống bạo lực gia đình tiếp tục được khẳng định tại Đại hội XII của Đảng: “Thực hiện hiệu quả các giải
pháp thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xã hội” [15, tr. 304]. Từ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, công tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng phải đặc biệt quan tâm thực hiện. Thực trạng quản lý nhà nước