- Trình độ dân trí: Từ khi được giải phóng đến nay, đất nước nói chung
2.2.3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có chức năng đấu tranh chống bạo lực gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh
chống bạo lực gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh
Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định rõ bộ máy quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình gồm: Chính phủ; Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Bộ, các cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; Ủy ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; Hội LHPN Việt Nam có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và Nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Đồng thời, kiến nghị những giải pháp cần thiết để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.
Nghị định 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định về công tác gia đình có nêu rõ “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương”. Giúp việc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và huyện là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa Thông tin. Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định: “Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình”.
Biểu 2.3: Bộmáy quản lý nhà nước về phòng, chống BLGĐ (theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình)
Chỉ đạo Giám sát
Chỉ đạo trực tiếp Phối hợp
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, công tác giáo dục đời sống gia đình được quan tâm trong những năm qua với sự tham gia tích cực của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Văn hóa và Thể thao), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội LHPN Thành phố, Đoàn TNCSHCM Thành phố và Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện . Thời gian qua hệ thống cơ quan tham mưu chỉ đạo, công tác gia đình ở các cấp trên địa bàn Thành phố có sự thay đổi: Cấp Thành phố, trước tháng 6/2008 là Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và từ tháng 7/2008 đến nay là Sở Văn hóa và Thể thao (trước đó là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Theo đó, tổ chức và nhân sự phụ trách công tác gia đình ở quận – huyện và phường – xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố cũng thay đổi nhất định.
Năm 2015, Ban chỉ đạo công tác gia đình Thành phố được thành lập ở cả 3 cấp hành chính tạo thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND cùng cấp chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND về công tác gia đình nói chung, công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn nói riêng, tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình.
Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội chịu trách nhiệm thực hiện công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình. Tập trung tuyên truyền về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình như: Chỉ thị 49/CT-TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời k công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình và các văn bản có liên quan; văn hóa giao tiếp - ứng xử trong đời sống gia đình. Tập trung công tác tuyên truyền cao điểm vào thời
điểm tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm, Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ (25/11) nhằm tác động đến các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, các hộ gia đình về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, của xã hội trong việc thực hiện mục tiêu chung của chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam “Gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Tổ chức các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề và phổ biến quy định pháp luật liên quan công tác gia đình, xây dựng các pa-nô, băng-rôn, xe loa phát thanh lưu động, tờ rơi và nhiều nội dung tuyên truyền được thực hiện trên Báo, đài, bản tin các quận, website, hệ thống phát thanh... Tổ chức các Hội thảo chuyên đề, qua hội thảo, các ý kiến đề xuất giải pháp thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình như: sử dụng hình thức tuyên truyền phong phú (pa-nô, tờ bướm, tiểu phẩm…) nhằm nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân trong gia đình và trong cộng đồng; thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, đề xuất thành phố có các chính sách về kinh phí hoạt động cho các Câu lạc bộ, các chi hội, tổ hội và Ban điều hành khu phố,… xây dựng, củng cố các mô hình hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Có thể thấy, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình được tổ chức theo hệ thống từ tỉnh, huyện đến xã, phường – thị trấn dần dần từng bước đi vào quy củ. Mối quan hệ giữa cơ quan thẩm quyền chung và cơ quan thẩm quyền chuyên môn đảm bảo tính đồng bộ, chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn do việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ phận trong thực tế còn nhiều hạn chế. Công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Cùng với đó là do tính chất phức tạp của vấn đề bạo lực gia đình – chịu sự tác động của nhiều yếu tố: văn hóa, truyền thống, tâm lý… Nên thực tế hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình còn có lúc chưa hiệu quả.