Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài việc tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách, pháp luật về gia đình cũng như phòng, chống bạo lực gia đình thông qua xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến gia đình và phòng chống bạo lực gia đình để triển khai cho toàn thành phố, dưới nhiều hình thức như tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác gia đình, tổ chức các hoạt động sinh hoạt lồng ghép tuyên truyền các nội dung về phòng chống bạo lực gia đình đến nhân dân trên địa bàn các quận, phường, xã, tổ dân phố để người dân hiểu về vai trò của gia đình đối với xã hội, thấy rõ được hậu quả của các hành vi bạo lực gia đình cũng như cần thiết phải khai báo đến chính quyền khi có vụ việc xảy ra, tránh giấu diếm để lại những hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, Thành phố cần có chủ trương xây dựng và kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Bên cạnh những gì đã thực hiện Thành phố cần quan tâm khảo sát tìm hiểu và áp dụng chọn lọc từ các tỉnh, thành khác về phòng, chống bạo lực gia đình để hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực hiện.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu công tác QLNN về PCBLGĐ ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể thấy các địa phương này đều tập trung vào các nội dung sau:
Một là, tăng cường hoàn thiện công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về phòng, chống BLGĐ. Việc làm này dựa trên nguyên tắc "lấy phòng ngừa là chính" theo đúng tinh thần của Luật Phòng, chống BLGĐ. Mục đích của việc làm này nhằm bảo vệ sự bình yên, hạnh phúc cho mỗi gia đình nói chung và người phụ nữ nói riêng trước các hành vi bạo lực đang diễn ra ngày một nhiều và nghiêm trọng ở mỗi địa phương.
Hai là, vai trò của các Câu lạc bộ chuyên đề được thể hiện rõ thông qua các hoạt động sinh hoạt, lồng ghép các nội dung tuyên truyền cho người dân, nhất là ở vùng nông thôn. Do có xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nên tần suất sinh hoạt khá dày, góp phần mang lại hiệu quả cho việc tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về công tác PCBLGĐ trên địa bàn.
Ba là, việc xây dựng các nhà tạm lánh cho phụnữbị bạo hành có nơi tạm trú khi bị chồng hoặc thành viên gia đình ngược đãi đã được các địa phương quan tâm nhưng số lượng còn ít hoặc thành lập các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các dịch vụ hỗ trợ khác cho nạn nhân bạo lực gia đình đã được thực hiện mang lại những kết quả nhất định trong hỗ trợ giúp đỡ những hoàn cảnh bị BLGĐ mang tính nhân văn thiết thực.