Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 39 - 43)

Về vị trí địa lý, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10' – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22' – 106 054 ' kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km. Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Thành phố. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm.

Trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ nhưng cũng có không ít những tài nguyên du lịch nhân văn. Đó

là những công trình kiến trúc cổ như Nhà Rồng, đền Quốc Tổ, Dinh Xã Tây (trụ sở UBNDTP), Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...). Với vai trò vị trí là một Trung tâm Văn hoá của cả nước, thành phố hiện có 22 đơn vị nghệ thuật, 9 rạp hát, chiếm 15,5% và 18,6% số lượng của cả nước. Để trở thành Thành phố văn minh, các phong trào chống các tệ nạn xã hội đã được toàn dân thành phố tham gia. Thành phố đã đề ra kế hoạch theo một lộ trình rõ rệt để giải quyết đồng bộ các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, đổi mới phương thức trong hoạt động tuyên truyền cổ động, triển lãm quảng cáo, tăng cường quản lý Nhà nước, cương quyết lập lại trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá, tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh.

Về mặt kinh tế, từ khi ra đời cho đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đóng vai trò trung tâm kinh tế, thương mại của cả vùng đất Nam bộ, đóng góp hơn 20% GDP toàn quốc, chiếm hơn 30% tổng thu nhập ngân sách, gần 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 307% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. GPD bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 9,6%, cao hơn 1,6 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Đặc biệt, kinh tế Thành phố luôn duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã cho thấy nỗ lực to lớn của chính quyền Thành phố, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố qua các thời k ; theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.

Với tổng diện tích 2.096 km² và hơn 8 triệu dân (số liệu 2014), Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn thứ 2 Việt Nam về diện tích (sau Hà Nội) và lớn nhất về

dân số. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã và thị trấn.

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chính sách về phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và gia đình văn hóa, công tác an sinh xã hội…đã đạt được nhiều kết quả. Tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình, thiết chế văn hóa; định hướng phát triển báo chí, xuất bản, văn học – nghệ thuật gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực trong xã hội, từng bước nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, nhất là khu vực nông thôn.

Chất lượng cuộc sống gia đình của các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được cải thiện đáng kể. Theo số liệu thống kê, thành phố hiện không còn hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015; hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 3 trước thời hạn 02 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần IX đề ra. Giai đoạn ba (2009 – 2015, với chuẩn nghèo là từ 12 triệu đồng/người/năm), hoàn thành trước hạn 02 năm (2009 – 2013). Số hộ nghèo diện khó khăn đặc biệt của Thành phố được theo dõi, chăm lo kịp thời nên giữ vững mức sống, không giảm sút thu nhập và tái nghèo.

Trong những năm qua, Thành phố tập trung vào việc nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa với nhiều giải pháp như vận động các gia đình đăng kí thực hiện Tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, tăng cường hoạt động tuyên truyền hướng về cơ sở… tất cả những việc làm này góp phần làm mới thay đổi bộ mặt, “diện mạo” cho nông thôn.

Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa hàng năm đều đã vượt trên 80% so với chỉ tiêu.

Bảng 2.1: Số liệu hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa từ năm 2011 – 2014 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng số Tỷ lệ đạt so với Số hộ hộ thực Số hộ đăng Ghi Năm Số hộ đạt có mặt Tổng số hộ đăng kí kí chú trên địa thực có mặt bàn 2011 1.221.381 1.088.982 1.298.608 89.15% 83.85% 2012 1.230.445 1.122.044 1.277.338 91,19% 87,84% 2013 1.281.087 1.166.764 1.388.517 91,07% 84,02% 2014 1.322.12 1.206.187 1.420.14 91,22% 84,93%

Nguồn: Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh

Qua bảng số liệu cho thấy số hộ gia đình đăng kí, số hộ đạt năm sau đều cao hơn năm trước, đây là dấu hiệu đáng mừng chứng minh rằng các gia đình Việt Nam đang ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về vai trò và trách nhiệm trong xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, văn minh xây dựng phát triển con người theo hướng chân – thiện – mỹ. Mỗi gia đình yên ấm, hạnh phúc sẽ góp phần vào ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay số gia đình có bạo lực vẫn còn diễn ra song số vụ xảy ra năm sau giảm so với năm trước.

Số vụ bạo lực năm 2011 là 396 đến năm 2014 số vụ bạo lực gia đình là 80 vụ. Tổng số nạn nhân năm 2011 là 412 người cho đến năm 2014 số nạn nhân giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)