Đánh giá chung 1 Ƣu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 72 - 75)

- Trình độ dân trí: Từ khi được giải phóng đến nay, đất nước nói chung

2.3. Đánh giá chung 1 Ƣu điểm

2.3.1. Ƣu điểm

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW của Ban Bí Thư, công tác quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng.

Thứ nhất, về mặt nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, ban ngành liên quan đã có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò của gia đình trong ổn định xã hội, phát triển một đất nước giàu mạnh. Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền đã có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát triệt để tới các cấp trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình nhằm làm giảm các vụ bạo hành xảy ra trên địa bàn, hạn chế tối đa hậu quả của các vụ bạo hành khi xảy ra, bảo vệ nạn nhân trong vụ bảo hành một cách tốt nhất. Các cơ quan, chính

quyền, tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư đã xây dựng nhiều kế hoạch, các chương trình hành động để nâng cao hiệu quả các hoạt động về PCBLGĐ.

Thứ hai, việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về xây dựng gia đình và PCBLGĐ kết hợp lồng ghép các hoạt động như xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị, phổ biến pháp luật về PCBLGĐ được triển khai hàng năm ở các cấp thu hút nhiều người dân tham gia đã giúp cho người dân có ý thức hơn về giá trị gia đình cũng như hậu quả của BLGĐ để họ tránh đi những vấn nạn BLGĐ hướng đến xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, giúp họ nhận thức rõ hơn về trách nhiệm trong PCBLGĐ.

Thứ ba, việc chủ động xây dựng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, mô hình “Khu phố không có bạo lực gia đình”, các công trình “Xây dựng nhóm PCBLGĐ” tại các khu phố ở các quận, huyện, xã phường. Các khu phố, xã, phường thống kê, lập danh sách các hộ gia đình có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình kịp thời báo cáo cho ban chỉ đạo quận, huyện, phường, xã để xin ý kiến chỉ đạo. Đồng thời qua công tác này giúp nắm bắt sự việc nhanh chóng để kịp thời can thiệp, quan tâm, giúp đỡ, hòa giải tránh để xảy ra sự việc nghiêm trọng.

Thứ tư, việc thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo theo định k về kết quả thu thập chỉ số đánh giá PCBLGĐ đã kịp thời tham mưu giúp UBND các cấp có chủ trương chính sách hiệu quả trong PCBLGĐ phù hợp với từng quận, huyện, trên địa bàn thành phố từ đó giúp cho công tác quản lý nhà nước về PCBLGĐ đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ năm, tại cấp cơ sở Đảng ủy, UBND các quận, huyện, phường, xã đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động PCBLGĐ. Điển hình là Quận 10 được tạo điều kiện về kinh phí cho việc xây dựng các mô hình ở các khu dân cư trên địa bàn quận. Các mô hình về PCBLGĐ về cơ bản đã khẳng định được vị trí, vai trò nhất thiết trong đời sống xã hội hiện nay, góp phần xây dựng đời sống văn

hóa ở khu dân cư mang đậm bản sắc dân tộc, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, lối sống năng động, văn minh hiện đại, tôn trọng pháp luật đảm bảo an toàn xã hội đã hạn chế được rất nhiều nạn bạo hành trong gia đình.

Thứ sáu, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, tích cực giữa các cơ quan trong PCBLGĐ đã giúp cho quá trình quản lý, giám sát các hoạt động PCBLGĐ có hiệu quả hơn.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong thời gian qua, hoạt động PCBLGĐ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục để giúp công tác PCBLGĐ có hiệu quả hơn trong thời gian tới cụ thể trên các mặt như sau:

Một là, về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PCBLGĐ. Cụ thể, các mục tiêu, chỉ tiêu trong Quyết định số 629/QĐ-TTg và các chương trình, đề án lĩnh vực PCBLGĐ còn lúng túng chưa xác định được mục tiêu, chỉ tiêu nào là mũi nhọn quan trọng mang tính cấp thiết để đề xuất đưa vào Nghị quyết của Đảng, Hội đồng nhân dân trong giai đoạn 2016-2020. Hầu hết các chỉ tiêu, mục tiêu còn mơ hồ, chung chung, chưa được cập nhật để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời, khó thực hiện nên gây lúng túng khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện phần nào hạn chế đến kết quả hoạt động PCBLGĐ trên địa bàn Thành phố.

Hai là, về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước có chức năng đấu tranh chống bạo lực gia đình tại TP.HCM. Một số địa phương trên địa bàn thành phố thực hiện chưa tốt, chưa hiệu quả công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn về PCBLGĐ, thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và tiến bộ. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PCBLGĐ của

Thành phố mặc dù được bố trí đầy đủ ở ba cấp nhưng đầu việc chuyên môn nghiệp vụ quá nhiều nên chất lượng công việc trong hoạt động PCBLGĐ sẽ bị ảnh hưởng.

Ba là, về tổ chức thực thi chính sách và công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật PCBLGĐ tại TP.HCM. Công tác PCBLGĐ hiện nay chỉ dừng lại ở việc hòa giải hoặc cảnh cáo, sự giám sát và năng lực can thiệp của cộng đồng đối với nạn bạo lực gia đình vẫn chưa cao, xử phạt về các hành vi bạo lực gia đình chưa mang tính răn đe cho toàn xã hội. Ngoài ra, kinh phí cho công tác PCBLGĐ ở các phường, xã, thị trấn còn nhiều khó khăn; nguồn lực đầu tư, điều kiện vật chất phục vụ cho công tác PCBLGĐ chưa thực sự đảm bảo cho với yêu cầu của một thành phố lớn, đông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)