Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 56 - 65)

- Trình độ dân trí: Từ khi được giải phóng đến nay, đất nước nói chung

2.2.2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

kiến, chưa thể hiện rõ vị trí, trách nhiệm của mình.

Từ thực trạng trên, cũng giống như tình trạng bạo lực gia đình trên cả nước, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng đang ở mức nghiêm trọng và khá phổ biến, thể hiện dưới nhiều hình thức. Nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của nạn nhân, sự bình ổn của các gia đình và sự phát triển bền vững của thành phố. Đặc biệt hơn cả các hình thức bạo lực mỗi ngày một đa dạng hơn, xảy ra nhiều hơn, không chỉ trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà còn xảy ra ở các gia đình có thu nhập và học vấn cao. Việc phát hiện, xử lý các trường hợp bạo lực gia đình còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng tâm lý “giấu giếm”, tự giải quyết trong nội bộ gia đình. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình lực gia đình

Trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nạn nhân và xử lý nghiêm đối tượng gây bạo lực. Hiện nay, ngoài các văn bản chỉ đạo của Đảng như Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/5/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về “Xây dựng gia đình thời k CNH-HĐH đất nước”, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị lần thứ 9, BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bằng việc ký công ước CEDAW 1979 “Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ”, Việt Nam thể hiện sự cam kết đầy đủ của mình đối

với việc thủ tiêu mọi hình thức xâm phạm quyền phụ nữ và phân biệt đối xử với phụ nữ. Các văn bản gốc như Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06/2/2014 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020, Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg Ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, Thông tư 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn; chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình, Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình… là những văn bản cốt lõi trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Có thể thấy quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình được thể hiện xuyên suốt trong các văn bản pháp luật, chương trình hành động. Quan điểm này thể hiện rõ Đảng và các cơ quan quản lý nhà nước rất coi trọng việc thực hiện bình đẳng giới, thể hiện tính nhân văn, tiến bộ của xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có lúc, có nơi chưa thực hiện nghiêm túc, chưa quyết liệt, chưa có sự vào cuộc đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan chức năng. Trước thực trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra trên địa bàn, Thành phố cần xây dựng ban hành các văn bản thực hiện chiến lược, chính sách về gia đình nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về gia đình, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn của cả nước. Nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình, Thành phố đã ban hành Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 về thành lập Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo công tác gia đình thành phố; Quyết định số 1024/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo công tác gia đình thành phố; Quyết định số 5955/QĐ-UBND ngày 07/12/2011 về ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam trong thời k đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010-2015)”; Quyết định số 6102/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 về ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt” giai đoạn 2010- 2015 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 4249/QĐ-UBND ngày 07/09/2011 ban hành Chương trình thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 05/5/2015 ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh… Căn cứ vào nội dung các văn bản của Trung ương và Thành phố, công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đã từng bước đi vào nền nếp, phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngoài ra, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh hoạt động PCBLGĐ và thực hiện bình đẳng giới trong gia đình nhằm thực hiện chỉ tiêu Chiến lược phê duyệt tại Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012, Chỉ thị số 146/CT-BVHTTDL ngày 28/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường phòng, chống bạo lực gia đình nhằm giảm 15% số vụ và số nạn nhân bạo lực gia đình so với năm trước.

Trên cơ sở các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên các quận, huyện tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản triển khai thực hiện các công tác liên quan đến PCBLGĐ.

Đơn cử tại Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều văn bản quản lý được ban hành để tổ chức thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg, Nghị quyết 81/NQ-CP, Nghị định 02/NĐ-CP:

Quyết định 2202/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật ngày 18/02/2011 trên địa bàn quận 10; Kế hoạch số 2114/ KH-UBND về hoạt động công tác gia đình ngày 21/02/2011; Kế hoạch số 7452/KH-UBND về tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác gia đình, can thiệp bạo lực gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2011; Kế hoạch liên tịch số 157/VHTT-TDTT-Hội LHPN ngày 13/6/2011 về Tổ chức ngày Hội gia đình Việt Nam 28/6/2011 và Kỷ niệm 10 năm ngày Gia đình Việt Nam; Hướng dẫn số 32/VHTT về hướng dẫn công tác gia đình Quý I/2012 và biểu mẫu khảo sát địa chỉ tin cậy, Danh sách 4 nhóm đối tượng, gia đình có nguy cơ xảy ra BLGĐ; Kế hoạch số 1995/KH-UBND ngày 15/3/2013 về hoạt động công tác gia đình và thực hiện nhiệm vụ PCBLGĐ năm 2013; Kế hoạch số 4345/KH-UBND ngày 24/5/2013 về tổ chức hội thảo “Phát huy giá trị truyền thống xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ hạnh phúc”; Kế hoạch số 4881/KH-UBND ngày 12/6/2013 về tổ chức “ Ngày hội gia đình hạnh phúc” năm 2013; Kế hoạch số 302/VT&TT ngày 17/8/2012 về thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời k

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “ và Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi con tốt” giai đoạn 2010-2015.

Để những văn bản quản lý này đi vào cuộc sống, UBND Thành phố cần chỉ đạo các sở, các ban ngành, đoàn thể nghiêm túc triển khai thực hiện công tác quản lý vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả cao. Tránh việc để các chủ trương, chính sách nằm trên giấy tờ không đi vào thực tiễn, xa rời với nhân dân. Sở Văn hóa và Thể thao đóng vai trò đầu tàu quan trọng trong việc hướng dẫn các cấp địa phương liên quan thực hiện các chỉ đạo của UBND Thành phố về công tác gia đình nói chung và PCBLGĐ nói riêng. Qua nhiều năm triển khai thực hiện các đề án và chỉ đạo của Chính phủ về gia đình, Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiêm chỉnh làm tốt nhiệm vụ đạt được nhiều kết quả. Đó là nỗ lực cố gắng của cả một tập thể với nhiều hoạt động như sau:

- Thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và giải pháp truyền thông được tổ chức thực hiện hàng năm trong đội ngũ đảng viên, cán bộ và nhân dân trên địa bàn thường tập trung vào các đợt cao điểm như Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ (25/11); ngoài ra các nội dung về gia đình cũng được các ngành, các cấp tích cực lồng ghép tuyên truyền nhân ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3); Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6); Tháng hành động vì trẻ em hàng năm (tháng 6). Các hoạt động đó được tổ chức với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú, linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, đối tượng, nhóm dân cư.

- Các cơ quan truyền thông đại chúng có nhiều chương trình, chuyên mục, sản phẩm văn hóa nghệ thuật tuyên truyền giáo dục xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hiện đại đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về gia đình nói chung và PCBLGĐ nói riêng. Nhiều chuyên mục, tọa đàm, hội thảo tuyên truyền, định hướng kỹ năng sống, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt Nam: Giải pháp thực thi Luật Phòng, chống bạo lực gia

đình”; “Kỹ năng tự bảo vệ”; “Xây dựng mái ấm không bạo lực”. Tọa đàm “Thắp sáng tình yêu thương trong mỗi gia đình”, “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Gia đình nuôi dạy con tốt, diễn đàn quyền trẻ em “Lắng nghe tiếng nói trẻ em “, tọa đàm “Yêu thương và chia sẻ”, “Giữ lửa trong gia đình”... Biên soạn, in ấn, phát hành 50.000 quyển tài liệu “Giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời sống gia đình” và 250.000 tờ gấp “Giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời sống gia đình và cộng đồng”, 1 đĩa chương trình karaoke 45 ca khúc về gia đình, 1.200 quyển “Giúp cha mẹ nuôi dạy con tốt”, 5000 quyển “Tiêu chuẩn văn hóa (giai đoạn 2012-2015), 3000 quyển “Sổ tay tuyên truyền văn hóa nông thôn mới”…

Riêng năm 2014, Theo "Báo cáo kết quả năm 2014 về triển khai Chương trình hành động quốc gia Phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh", công tác tuyên truyền miệng đã thực hiện được 4.932 cuộc, với 276.340 lượt người tham dự (trong đó quận – huyện thực hiện 127 cuộc, với 12.065 lượt người tham dự, phường – xã, thị trấn thực hiện 4.805 cuộc với 265.275 lượt người dự. Công tác tuyên truyền, cổ động trực quan được quận – huyện, phường – xã , thị trấn thực hiện 835 tấm pa-nô, 1.970 tấm băng rôn, 1.776 tấm áp phích, 22 lần xe hoa diễu hành, phát thanh 1.625 lần; có 515 tin/bài tuyên truyền trên các bảng tin quận – huyện, phường – xã về gia đình, PCBLGĐ, phát hành trên 50.000 đơn vị tài liệu pháp luật về PCBLGĐ.

Riêng tại Quận 10, công tác tuyên truyền đến người dân về PCBLGĐ được thực hiện đầy đủ và hiệu quả được thể hiện khá rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Tổng hợp công tác tuyên truyền vềphóng, chống bạo lực gia đình tại quận 10, TP.HCM Kết quả tổ chức Đối Đơn vị tượng 2008 2009 2010 dự/

Nội dung đã truyền

tính

STT nhận

thông

Số cuộc 9 49 77

Tuyên truyền Luật

Khu PCBLGĐ; Luật Bình

A. Số lượt phố,

đẳng giới; Luật Hôn người 327 1.475 2.350

Tổ dân nhân gia đình. tham dự

phố, người Phát hành tài liệu

B. Tờ, tấm dân

truyền thông 1.253 2.765 3.225

Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin quận 10

- Ngoài ra công tác tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác gia đình nói chung và PCBLGĐ nói riêng được UBND Thành phố, các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát trong triển khai thực hiện các văn bản mới của Trung ương và của Thành phố vừa giúp đội ngũ này nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong hoạt động gia đình họ phụ trách mà đặc biệt là PCBLGĐ thì những chiến lược, chính sách về gia đình cũng như PCBLGĐ mới được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Hoạt động này phải làm tốt thì các hoạt động vừa nêu ở trên mới có

chuyên môn trong lĩnh vực gia đình thì họ sẽ tuyên truyền, vận động đến người dân dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả cao hơn.

Toàn thành phố đã tổ chức 1.241 lớp cho 69.119 lượt tham dự viên ( trong đó quận – huyện thực hiện 139 lớp cho 11.850 lượt tham dự viên, phường – xã, thị trấn thực hiện 1.102 lớp cho 57.304 tham dự viên). Nội dung tập huấn được tập trung về nghiệp vụ gồm: công tác lập kế hoạch năm, dự trù kinh phí theo Thông số 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 21/10/2011 của Bộ Tài Chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí ngân sách hỗ trợ các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về PCBLGĐ ngoài công lập; các Nghị định có liên quan khác về gia đình như hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới trong gia đình, bảo vệ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình. Các nội dung tập huấn bao gồm các văn bản pháp luật mới về gia đình, PCBLGĐ và có liên quan mới ban hành; các chuyên đề tổ chức đời sống, gia đình, ứng phó với các tình huống xung đột, tranh chấp mâu thuẫn, trong diễn biến BLGĐ; các nội dung tài liệu khác như “Giúp cha mẹ nuôi dạy con tốt” (dành cho cha mẹ có con lứa tuổi vị thành niên).

Bảng 2.5: Tổng hợp sốliệu công tác tập huấn đơn cử tại quận 10, TP.HCM

STT Nội dung tập huấn Đơn vị Kết quả Đối tượng

tính dự/ nhận

Tập huấn công tác tư vấn Năm Năm Năm BCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)