Giải pháp thực hiện các chính sách, chương trình về an sinh xã hội, tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 88 - 98)

- Trình độ dân trí: Từ khi được giải phóng đến nay, đất nước nói chung

3.2.3. Giải pháp thực hiện các chính sách, chương trình về an sinh xã hội, tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật

hội, tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Giải pháp này đòi hỏi tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2015 - 2020 và các năm tiếp theo. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đền mâu thuẫn, bạo lực gia đình là do gia đình gặp khó khăn về kinh tế. Trong chương trình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của mỗi địa phương, cần có chính sách ưu tiên các gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, khó

khăn, tạo điều kiện cho họ có việc làm, có thu nhập. Tổ chức nhiều lớp đào tạo, dạy nghề ngắn hạn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Hỗ trợ các gia đình, đặc biệt là các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình ở vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, đảm bảo cho việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, phụng dưỡng người cao tuổi, thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình; tạo điều kiện cho hộ gia đình nghèo, khó khăn tiếp cận đầy đủ các chính sách an sinh xã hội. Thành phố đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác gia đình như thực hiện tốt chương trình tái định cư cho các hộ gia đình trong khu vực giải tỏa phát triển đô thị, chương trình nhà ở xã hội cũng có những bước tiến đáng kể…

Duy trì, phát triển hộp thư, số điện thoại, đường dây nóng tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình. Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình; tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian không quá một ngày theo yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình.

Tiếp tục thực hiện nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người là nạn nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình nhưng chưa có việc làm.

Phát huy hiệu quả hoạt động các tổ hòa giải phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương, hòa giải kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình. Tăng cường trợ giúp pháp lý cho các cá nhân khi có nhu cầu.

Ngoài các giải pháp trọng tâm trên, chính quyền TP. Hồ Chí Minh cần kết hợp song song với một số giải pháp hỗ trợ sau nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về PCBLGĐ như:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư ngân sách địa phương và đẩy mạnh xã hội hóa công tác gia đình.

Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt quản lý nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình và huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho công tác gia đình. Do đó, phải xây dựng được kế hoạch hoạt động cho hàng năm, trong đó thể hiện rõ các nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện, kèm theo đó là dự toán kinh phí cho cả năm. Cần lưu ý việc phân bổ các hoạt động theo cấp thẩm quyền, cân nhắc, tính toán đề sử dụng kinh phí. Sở Văn hóa và Thông tin, các phòng Văn hóa thông tin có trách nhiệm tham mưu trong việc điều tiết, phân bổ kinh phí hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình sao cho hài hòa, hợp lý giữa các mục chi, tạo điều kiện cho hoạt động gia đình trong năm. Căn cứ Thông tư 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ngoài công lập, Thành phố, quận huyện và các phường – xã, thị trấn phải đảm bảo kinh phí nghiệp vụ cho công tác gia đình hàng năm. Tính đến cuối năm 2016, 100% phường – xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều có kế hoạch công tác gia đình hàng năm, trong đó có trên 90% đơn vị có dự trù kinh phí được phê duyệt. Đặc biệt, cần quan tâm tới chế độ chính sách cho cán bộ chuyên trách thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Có quy định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể làm tốt công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương. Trong việc bố trí

kinh phí cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình cần lưu ý thực hiện các vấn đề sau:

- Một là, phải xây dưng được kế hoạch hoạt động, thể hiện được các nhiệm vụ cụ thể trong năm phải thực hiện; sự cần thiết, tầm quan trọng và quy mô của từng hoạt động, kèm theo đó là dự toán kinh phí cho cả năm. Trong điều kiện khó khăn chung, cần cân nhắc tính toán hoạt động nào cần tổ chức quy mô, sử dụng nhiều kinh phí, hoạt động nào giao về cho cơ sở.

- Hai là, bản thân ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải mạnh dạn điều tiết, phân bổ kinh phí hài hòa, hợp lý giữa các mục chi của ngành, để tạo điều kiện cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong năm.

Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, tổ chức cá nhân, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tham gia tài trợ, đóng góp về tài lực, vật lực, nhân lực và các nguồn lực khác thông qua các dự án cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Huy động và sử dụng kinh phí cho hoạt động phối hợp liên ngành phòng, chống bạo lực gia đình cần phải có sự thay đổi theo hướng tập trung mọi nguồn lực (ngân sách nhà nước, tài trợ quốc tế, hoạt động cộng đồng…) về một đầu mối, quản lý và phân bổ theo các hoạt động ưu tiên và được xây dựng trong kế hoạch. UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết nguồn kinh phí cho hoạt động, trao quyền cho cấp dưới trong sử dụng kinh phí sao cho đúng mục đích và đạt hiệu quả.

Bạo lực gia đình ngày càng diễn ra phức tạp và phổ biến với mức độ ngày càng nghiêm trọng và trở thành một vấn nạn chung của toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các gia đình và xã hội. Trong khi đó, nguồn kinh phí và các nguồn lực về vật lực cũng như nhân lực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình còn nhiều hạn chế. Do đó, đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình là việc làm hết sức cần thiết. Sự tham gia của cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội vào việc hỗ trợ, tạo điều kiện giúp cho các gia đình nâng cao nhận thức

và có thêm cơ hội, điều kiện tham gia vào các hoạt động xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Khuyến khích đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu, đặc điểm của địa phương và quy định của pháp luật. Các hoạt động hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó ưu tiên các hoạt động nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo về hoạch định chính sách, quản lý, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch vụ có chất lượng cũng được hết sức quan tâm.

UBND cần phải huy động sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội vào công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Hướng dẫn và khuyến khích cộng đồng, các khu phố, tổ dân phố - mặt trận xây dựng các quy ước nhằm tạo phong trào toàn dân thực hiện các mục tiêu về công tác này.

Trong điều kiện hiện nay, cần huy động sức dân trong việc xây dựng và duy trì hoạt động các câu lạc bộ liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình như: CLB xây dựng gia đình hạnh phúc, CLB Ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền, CLB phòng chống bạo lực gia đình… Vận động xã hội hóa để nâng cấp cơ sở vật chất các địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; in ấn các tài liệu tuyên truyền; giúp vốn sản xuất, bảo trợ, tặng quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình.

Giải pháp này tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng, gia đình và từng cá nhân về bản chất của bạo lực gia đình và công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Nhằm giúp xã hội nhận thức được vai trò, trách nhiệm trong phòng chống bạo lực gia đình, công tác tuyên truyền cần tập trung vào các nội dung nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân, tuyên truyền giáo dục pháp luật, các quy định của pháp luật về đảm bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ… Đồng thời tuyên truyền, phổ biến các nội dung giáo dục đời sống gia đình, xây dựng mối quan hệ thân thiện, đoàn kết với các thành viên trong gia đình. Công tác tuyên truyền cần thực hiện đồng bộ ở các cấp, đặc biệt chú ý đến truyền thông đại chúng và các kênh thông tin. Tăng cường giáo dục lối sống, kỹ năng sống trong nhà trường, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền hòa giải cho các thành viên CLB. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến cũng cần phải làm tốt nhiệm vụ của mình bằng cách chỉ ra nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình, vận động xã hội hiểu biết về quyền bình đẳng, nâng cao kiến thức, nhận thức của phụ nữ để họ hiểu được quyền của mình, từ đó có ý thức tự bảo vệ, nâng cao vị trí, vai trò trong gia đình và ngoài xã hội. Các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng cần thực hiện phương châm tuyên truyền phòng là chính, tập trung vào các nhóm gia đình có nguy cơ bạo lực cao trong cộng đồng. Phát huy và duy trì mô hình phường văn minh đô thị, khu phố văn hóa, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ bạo lực trong cộng đồng. Điều cần quan tâm thực hiện là tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền hòa giải cho thành viên các câu lạc bộ để nâng cao chất lượng hòa giải cấp cơ sở.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đến mọi thành viên trong xã hội. Có như vậy sẽ dần dần chuyển biến nhận thức và hành vi của từng cá nhân, của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

Việc tuyên truyền về bình đẳng giới không chỉ cho phụ nữ mà phải mở rộng sang nam giới - đối tượng chính gây nên nạn BLGĐ. Đặc biệt cần có những chiến dịch trước mắt và lâu dài với mọi thành viên của cộng đồng ở thành thị, những vùng nông thôn, vùng xâu, vùng xa. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân, ở tất cả các nhóm tuổi, các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt phải tập trung tuyên truyền trong thanh niên chưa lập gia đình, thành viên CLB Tiền hôn nhân… để họ nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội, trong phòng, chống bạo lực gia đình. Để bạo lực gia đình không bị coi là “chuyện nhỏ”, “chuyện nội bộ” của các gia đình, hay là vấn đề “cá nhân”, mà phải nhận thức đó là vấn đề xã hội và cần được giải quyết bằng các chính sách, luật pháp thích hợp. Để làm tốt công tác này, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình theo phương châm “dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện”. Chú trọng truyền thông, tuyên truyền giáo dục pháp luật, các quy định của pháp luật về bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của phụ nữ như Hiến pháp 2013, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,… Đồng thời cần tuyên truyền các nội dung giáo dục đời sống gia đình, xây dựng mối quan hệ thân thiện, đoàn kết với các thành viên trong gia đình. Biểu dương những điển hình xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, những gương người chồng mẫu mực trong các tổ dân phố tại địa phương.

Tập trung biên soạn, in ấn tài liệu tham khảo về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, phát hành tờ rơi, tài liệu dùng cho tuyên truyền viên về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, tài liệu truyền thông... Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt Tổ dân phố - mặt trận, sinh hoạt CLB cho cán bộ, hội viên phụ nữ, Nhân dân về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. Nêu những tấm gương hiếu thảo, những cặp vợ chồng

hạnh phúc, đồng thời phải có những biện pháp xử lý nghiêm những đối tượng gây bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như phạt hành chính, kiểm điểm trước Tổ dân phố - mặt trận. Việc tuyên truyền cần thực hiện ở các cấp, song cần lưu ý đến việc truyền thông đại chúng và các kênh thông tin với chức năng xã hội hóa. Mục tiêu đặt ra là các hình ảnh và thông điệp trên phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình, cần có tác dụng lên án các hành vi vi phạm, bạo lực gia đình, loại bỏ định kiến giới, phê phán các yếu tố dẫn đến bạo lực. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh quan tâm tuyên truyền ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp, với các thông điệp nhấn mạnh đến quyền và việc bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em nói chung. Cần kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tuyên truyền, phòng, chống bạo lực gia đình.

Truyền thông cũng cần chỉ ra nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình chủ yếu là sự bất bình đẳng giới. Tăng cường giáo dục lối sống, kỹ năng sống trong nhà trường, xã hội. Nâng cao hiệu quả của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi các thành viên trong gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình qua các kênh thông tin, dưới nhiều hình thức phong phú, dễ nhớ, dễ hiểu sẽ phần nào giảm bớt vấn nạn bạo lực gia đình.

Thứ ba, xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ gia đình.

Thực hiện có hiệu quả hơn công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố thông qua việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ gia đình về chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 88 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)