Thực trạng bạo lực gia đình đang diễn ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 46 - 56)

- Trình độ dân trí: Từ khi được giải phóng đến nay, đất nước nói chung

2.2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đang diễn ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

tế, sự xuất hiện của các phương tiện thông tin đại chúng có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của hoạt động nâng cao trình độ dân trí. Trình độ dân trí tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ngày một nâng cao. Tuy nhiên, cũng không thể không tính đến số lượng người nhập cư vào thành phố còn hạn chế về trình độ nhận thức, quan niệm lạc hậu, cổ hũ, định kiến. Từ đó ảnh hưởng đến nhận thức các vấn đề có liên quan, đặc biệt là giải quyết mâu thuẫn trong gia đình.

Tóm lại, bạo lực gia đình diễn ra ở mọi bộ phận trong xã hội không kể các gia đình có trình độ học vấn cao hay thấp, khá giả hay nghèo đói, không chỉ xảy ra ở nông thôn mà cả thành thị và cũng có rất nhiều lí do dẫn đến bạo lực gia đình như yếu tố xã hội, nhân cách con người… cho nên bạo lực gia đình trở thành vấn đề phức tạp khó khăn và là thách thức đối với hoạt động phòng, chống BLGĐ của các cơ quan quản lý.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng, chống bạo lực gia đình trênđịa bàn Thành phố Hồ Chí Minh địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Thực trạng bạo lực gia đình đang diễn ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Tình trạng bạo lực gia đình trong những năm gần đây đang diễn ra với mức độ ngày một nghiêm trọng, đối tượng vi phạm, số nạn nhân gia tăng ở nhiều nơi. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tuy chưa có một cuộc khảo sát mang tính chuyên biệt, cụ thể nào về tình trạng bạo lực gia đình. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của một số đơn vị có liên quan đã phác họa những nét cơ bản về thực trạng bạo lực gia đình đang diễn ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với phụ nữ. Nó không những làm tổn thương về thể xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ đến

sự kiểm soát đời sống tình dục cũng như vị trí, vai trò của phụ nữ trong hoạt động chính trị - kinh tế - văn hoá… Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng sâu sắc về mặt tinh thần của người phụ nữ khiến phụ nữ không yên tâm làm việc, hoặc luôn có cảm giác lo sợ, buồn bã, muốn tự tử và là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tan vỡ gia đình. Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tại Việt Nam, năm năm trở lại đây, số vụ bạo lực gia đình ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm và mức độ ngày càng phức tạp đáng báo động.

Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2010 – 2015 đã thụ lý và giải quyết 57.063 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình, trong đó có 3.955 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, chiếm 32,3% tổng số vụ ly hôn.

Tỷ lệ ly hôn do bạo lực gia 0.0% đình 32.3% Tỷ lệ ly hôn do nguyên nhân khác 67.7%

Biểu 2.1: Biểu đồ tỷ lệ số vụ việc ly hôn của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010-2015

Theo Báo cáo kết quả năm 2014 về triển khai Chương trình hành động quốc gia Phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố thì trong năm, toàn thành phố đã phát hiện 80 vụ bạo lực gia đình, trong đó 45 vụ bạo lực thể xác, 26 vụ bạo lực tinh thần, 01 vụ bạo lực tình dục, 06 vụ bạo lực kinh tế; có 86 nạn nhân, trong đó nữ 78 người (chiếm tỷ lệ 90,96%), nam 08 người; gần 77,9% nạn nhân ở độ tuổi tử đủ 16 đến 59 tuổi, 16,27% nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi và nạn nhân là người cao tuổi 5,81% [36, tr.5]. Tuy số vụ và số nạn nhân bạo lực gia đình được Ủy ban nhân dân Thành phố đánh giá là có giảm qua

từng năm, tuy nhiên nạn nhân nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao, nạn nhân là người cao tuổi tăng; người gây bạo lực hầu hết là nam giới, trong một số vụ người gây bạo lực có hành vi dã man gây chết người; một số vụ việc xảy ra tình huống bạo lực gia đình diễn ra ở khách sạn xa nơi cư trú của người gây bạo lực và nạn nhân. Đặc biệt, theo báo cáo, số vụ bạo lực gia đình ở 5 huyện chiếm gần 38%, trung bình số vụ bạo lực gia đình ở mỗi huyện cao hơn gần 1 vụ so với mỗi quận. Cá biệt có 06 quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh không có vụ bạo lực gia đình (Quận 1, quận 6, quận 7, quận 11, huyện Củ Chi và huyện Nhà Bè).

Trên địa bàn Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình ở 100% phường, xã, thị trấn với tổng số trên 3.000 thành viên. Đến cuối năm 2014, toàn bộ các Ban chỉ đạo Phòng, chống bạo lực gia đình được kiện toàn nhân sự (chuyển đổi) thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình phường, xã, thị trấn, đạt tỷ lệ 100% với tổng số thành viên là 4.772 người, trong đó nữ chiếm 50,58%. Toàn thành phố có 1.313 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình ở khu phố - ấp trên tổng số 1.976 khu phố - ấp, tỷ lệ 66,4%; có 8.425 tổ hòa giải cơ sở tham gia vào công tác hòa giải các vụ việc tranh chấp mâu thuẫn giữa các thành viên gia đình; có 1.704 tổ tư vấn tham gia công tác tư vấn về gia đình ở cơ sở; 1.438 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Ngoài ra, số liệu từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam do Tổng cục Thống kê và cơ quan đại diện Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam công bố năm 2010 cho thấy: 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực: thể chất, tinh thần và tình dục trong đời; khoảng 50% nạn nhân chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng; 87% nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua, các cấp, các ngành luôn quan tâm đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình với nhiều hoạt động cụ thể như bồi dưỡng, đào

tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em; bổ sung và hoàn thiện các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ cho lao động nữ, kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xúc phạm nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em...

70%60% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Bạo lực thể Bạo lực tình Bạo lực tinh xác (61%) dục (45%) thần (69%)

Biểu 2.2: Biểu đồ thống kê các hình thức bạo lực gia đình trên địa bàn quận 10, quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp

Vì khả năng nghiên cứu còn hạn chế, học viên đã tiến hành phát 200 phiếu điều tra xã hội học tại ba phường bất k trên địa bàn quận 10, quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp, số liệu thống kê cho thấy có nhiều hình thức bạo lực gia đình. Trong đó nổi bật có 61% bạo lực về thể xác, 45% bạo lực về tình dục, 69% bạo lực về tinh thần… Trong các hình thức bạo lực gia đình thì bạo lực về thể xác và bạo lực về tinh thần là chủ yếu. Các hành vi bạo lực thể chất xảy ra chủ yếu dưới hình thức bị đánh đập, hành hung về thể xác. Phần lớn những người đàn ông trong gia đình, thường là người chồng có thói quen “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, cho mình quyền buộc vợ con phải phục tùng, không quan tâm đến cảm xúc của người vợ. Có nhiều trường hợp người vợ bị chồng đánh bầm tím, thương tích do dùng các loại vũ khí thể hiện sự bạo hành.

Theo số liệu khảo sát năm 2014 của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trên địa bàn Thành phố có 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 40% bị chồng chửi, 20% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình; 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực tình dục" hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi sức khoẻ của người phụ nữ không đảm bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem như một hình thức của bạo lực tình dục.

Hậu quả của bạo lực gia đình khá lớn, theo báo cáo của Phòng Văn hóa và thông tin quận Gò Vấp năm 2015 thì việc gây thương tích thân thể từ bạo lực gia đình chiếm 12,8%; tổn thương về tinh thần 28,3%; vợ chồng ly thân 5,1%; ly hôn 14,8%; con cái không được chăm lo 13,3%; tử vong 2,8%; tự tử 1,2%; có 2,7% bạo lực về kinh tế (hành vi phá hoại làm hư hỏng về tài sản).

Bạo lực gia đình dưới hình thức bạo lực về tinh thần cũng gây một hậu quả không nhỏ so với bạo lực thể xác và bạo lực tình dục. Biểu đồ 2.2 cho thấy hiện nay đáng lo ngại là bạo lực tinh thần không chỉ gây tổn thương cho người vợ hoặc chồng mà còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Nghiêm trọng hơn bạo lực gia đình đã xâm phạm đến quyền con người, danh dự nhân phẩm tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Thậm chí nó còn làm xói mòn về đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai.

Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn hại đến tâm lí và sức khỏe của người bị bạo hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và sức khỏe của những đứa trẻ phải chứng kiến bạo lực gia đình. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình.

Bên cạnh những hành động bạo lực dã man và thô bạo, một hình thức bạo lực gia đình khá phổ biển đang phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là

bạo lực về tình dục (chiếm 45%). Có 51,2% phụ nữ từng kết hôn được khảo sát ở ba quận cho biết từng phải quan hệ tình dục với chồng khi họ không muốn do mệt mỏi, ốm đau, viêm nhiễm. Đáng chú ý là bạo lực tình dục không phân biệt trình độ học vấn của người phụ nữ. Đặc biệt hơn, bạo lực tình dục xảy ra càng nhiều ở các gia đình có học vấn cao, có vị trí trong xã hội. Trong số phụ nữ bị bạo lực về tình dục được khảo sát, gần 70% đều cho rằng việc bị bạo lực tình dục là một điều đáng xấu hổ, cần được giấu kín, nặng về tâm lý “xấu chàng, hổ thiếp”. Dạng bạo lực này ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên, dạng bạo lực này không mấy ai biết và chú ý đến bởi vì nó được ngụy trang một cách kín đáo dưới vỏ bọc là “quan hệ tình cảm” giữa hai vợ chồng. Mặt khác, đây là vấn đề tế nhị cho nên chị em thường giấu giếm vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Những điều này góp phần làm cho bạo lực về tình dục ngày một phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ.

Ngoài ra, còn rất nhiều dạng bạo lực khác làm tổn thương lớn đến phụ nữ như không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện theo kiểu “chiến tranh lạnh”, chửi bới thậm chí còn là những hành vi quản lý tiền nong chi tiêu trong gia đình. Các số liệu điều tra mới đây cũng cho thấy tình trạng bạo lực gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh khá phổ biến. Có 6,5% số người được hỏi cho biết từng chứng kiến bạo lực thể chất tại cộng đồng, 26% số gia đình từng xảy ra tình trạng bạo lực tinh thần; gần 31,5% số gia đình được hỏi cho biết có tình trạng bạo lực tình dục. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu về bạo lực gia đình của Ban Gia đình xã hội Hội LHPN Thành phố, những con số này còn có thể cao hơn nếu người dân hiểu biết hơn về các khái niệm bạo lực gia đình.

Về bạo lực kinh tế, qua khảo sát cho thấy một trong các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình đó chính là do sự khó khăn về kinh tế, dẫn đến vợ chồng mâu thuẫn với nhau và dẫn đến hành vi bạo hành trong gia đình. Bạo lực kinh tế đa

phần phát sinh ở các gia đình có mức thu nhập thấp, trình độ không cao, đông con… Bạo lực gia đình đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với người phụ nữ và biến họ trở thành những con người bất hạnh.

Số liệu hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng qua từng năm. Tuy nhiên, con số này không thể hiện chính xác thực trạng tình tình số vụ bạo lực gia đình diễn ra, mặc dù trong các tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa có tiêu chí không xảy ra bạo lực gia đình. Chủ yếu các hành vi bạo lực gia đình đều bị giấu giếm với lý do “xấu hổ”.

Bảng 2.2: Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa (từ năm 2008 – 2015) Nguồn: Sở VH-TT TP.HCM Tỷ lệ đạt so với Tổng số Số hộ hộ thực có Số hộ Tổng số Stt Năm Số hộ đạt Ghi chú hộ thực đăng ký mặt trên đăng ký có mặt địa bàn (%) (%) 1. 2008 1.111.397 974.971 1.149.486 87,72 84,81 2. 2009 1.144.711 1.015.553 1.177.222 88,71 86,26 3. 2010 1.171.967 1.052.379 1.225.432 89,79 85,87 4. 2011 1.221.381 1.088.982 1.298.608 89,15 83,85 5. 2012 1.230.445 1.122.044 1.277.338 91,19 87,84

7. 2014 1.322.182 1.206.187 1.420.146 91,22 84,938. 2015 1.344.308 1.242.333 1.460.663 92,41 85,05 8. 2015 1.344.308 1.242.333 1.460.663 92,41 85,05

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quảkhảo sát của phụnữ liên quan đến hành vi bạo lực gia đình và mức độ thương tích

Đơn vị tính: Tỷ lệ % của 200

TT Các tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá

1. Các hành vi bạo lực gia đình - Bạo lực thể xác 61% - Bạo lực tinh thần 69% - Bạo lực tình dục 45% - Bạo lực kinh tế 51% - Bạo lực xã hội 11%

2. Hành vi bạo lực gia đình và mức độ thương tích

- Mắng chửi 63%

- Ép quan hệ tình dục khi bạn không 51,2%

muốn

- Quản lý về kinh tế

50,8%

- Đánh đập dã man 56,3%

- Tát, đấm 60,47%

- Ghen tuông mù quáng 15,3%

3. Số lần thương tích trong quá trình chung sống xảy ra bạo lực gia đình

- 1 lần

17%

- 2 lần 51,3%

- 3 lần 21%

Qua khảo sát ở Bảng 2.3 cho thấy, phần lớn trên 50% các nạn nhân bị thương tích 02 lần trở lên và 21% bị thương tích 03 lần trở lên. Phần lớn phụ nữ bị thương tích chủ yếu là những thương tích nhẹ như: cào, cấu, trầy xước, bầm tím (chiếm 80,3% trong số thương tích). Kết quả nghiên cứu cho thấy có trên 40% phụ nữ là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo lực gia đình (thể xác, tinh thần, kinh tế). Bạo lực tinh thần có ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn so với bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục.

Bên cạnh đó, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chưa thể hiện rõ nét trong việc phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình. Qua khảo sát 200 phiếu điều tra tại địa bàn quận 10, Bình Thạnh và Gò Vấp, chỉ có 20% thể hiện sự có mặt của các tổ chức đoàn thể trong quá trình xử lý bạo lực gia đình thông qua các hình thức thăm hỏi, hỗ trợ tạm lánh. Nguyên nhân chủ yếu cũng được xác định là do các nạn nhân né tránh, không báo cáo với các cấp có thẩm quyền; các đoàn thể chủ yếu chỉ thực hiện công tác tuyên truyền, khi tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tp HCM (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)